Sửa đổi Luật Đất đai phải nhìn từ thực tiễn

(PLO)- Theo TS Nguyễn Văn Đính, hiện nay, cả nước có hơn 1.000 dự án với quy mô lớn đang phải chờ sửa quy định để tiếp tục thực hiện.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 10-6, Trường Đại học Hùng Vương (TP.HCM) đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Luật Đất đai (sửa đổi)- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong lãnh vực đất đai đã có những chia sẻ các thông tin về kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nhằm đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, hiệu quả.

TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Văn Hưng, khoa Luật, Trường Đại học Hùng Vương, cho biết Luật Đất đai là một đạo luật có tầm quan trọng chỉ sau Hiến pháp và có nhiều nội dung ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi nhiều chính sách pháp luật khác cũng như đến đời sống xã hội.

Có thể thấy, hiện nay không có chính sách nào tác động sâu sắc đến đất nước ta thời gian qua như chính sách đất đai. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy Luật Đất đai hiện tại vẫn còn một số hạn chế trong vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển tương xứng với nguồn lực. Đôi khi, Luật Đất đai còn cản sự vận hành nền kinh tế thị trường….

“Những nội dung sửa đổi trong Luật Đất đai năm 2023 cần có sự đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch SDĐ; hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, cần có những quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất….”- TS Hưng nêu.

Sinh viên trường Đại học Hùng Vương nêu những vấn đề cần sửa đổi dự thảo Luật Đất đai. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Sinh viên trường Đại học Hùng Vương nêu những vấn đề cần sửa đổi dự thảo Luật Đất đai. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết Luật Đất đai 2013 và những Luật Đất đai trước đó cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước ở từng thời kỳ.

Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng phát triển thì những quy định cũ bắt đầu xuất hiện những bất cập và Luật Đất đai cũng bắt đầu mâu thuẫn với khá nhiều các bộ luật khác trong quá trình thực hiện. Việc này đã tạo ra những điểm nghẽn để cản trở các hoạt động có sử dụng đất, có đầu tư trên đất. Cụ thể, hiện nay có trên cả nước có hơn 1.000 dự án bất động sản với quy mô lớn đang phải chờ đợi việc tháo gỡ từ những quy định của luật để các dự án tiếp tục thực hiện.

“Nói về việc tái định cư, đây là những việc phải làm. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các dự án nhà ở tái định cư chưa hiệu quả, không phù hợp với nhu cầu của những người bị thu hồi đất. Tôi lấy ví dụ, thu hồi đất ở huyện Bình Chánh mà đưa người dân tái định cư nhận nhà ở quận Gò Vấp thì người dân Bình Chánh có đồng ý không? Ngoài ra, chất lượng nhà ở tái định cư không thể tốt như các dự án thương mại bởi nhà tái định cư giá thành rất rẻ mặc dù được nhà nước hỗ trợ….”- TS Đính phân tích.

Tại chương trình tọa đàm, người tham dự cũng đặt vấn câu hỏi, nếu hiện nay người dân đi mua nhà đất thì cần phải xem xét các vấn đề gì để việc giao dịch được an toàn.

Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM trình bày tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM trình bày tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Liên quan đến vấn đề trên, TS Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết điều đầu tiên khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp thì cần phải lưu ý về điều kiện chuyển nhượng. Bởi theo quy định hiện nay không phải ai cũng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Ví dụ, khi nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì cá nhân thì phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, người mua không phải là người địa phương, đang là công chức thì không thỏa được được kiện để nhận chuyển nhượng.

Ngoài ra, khi người dân mua căn nhà đã có giấy tờ, phải ra công chứng, chứng thực phải đảm bảo quy định của pháp luật. Nếu người dân mua nhà bằng giấy tay không ai đảm bảo được quyền lợi cho người mua….

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm