Thủ tướng chấn chỉnh công tác chống dịch tại Kiên Giang, Tiền Giang

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 13-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang – nơi tình hình dịch có nhiều diễn biến đáng lo ngại.

Nhiều nơi từ "vùng xanh" thành cam, đỏ

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 26 huyện, thành phố, thị xã và 317 xã, phường, thị trấn thuộc 2 tỉnh.

Hơn tuần qua số ca mắc ở nhiều địa phương có dấu hiểu giảm như TP.HCM, Long An, Bình Dương. Tuy nhiên, tại hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, nhiều xã, phường, thị trấn lại chuyển từ “xanh”, “cam” thành “đỏ”, đây là điều đáng lo ngại.

Thủ tướng yêu cầu 2 địa phương này cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30-9.

Thủ tướng họp trực tuyến với 317 xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang.

Theo Bộ Y tế, tại Kiên Giang, trong đợt dịch thứ 4 đến nay đã ghi nhận tích lũy 3.034 ca mắc, 25 ca tử vong. Trong 7 ngày qua ghi nhận 1.217 ca mắc, trong đó có 776 ca cộng đồng. So với tuần trước đó, số ca mắc tăng 559, số ca cộng đồng tăng 203 ca. 

Tại Tiền Giang, kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 đến nay, ghi nhận tích lũy 12.205 ca mắc, 299 ca tử vong. Từ ngày 29-6, trung bình có 190 ca/ngày, cao nhất là 234 ca/ngày. Trong 7 ngày qua, Tiền Giang ghi nhận 1.139 ca, trong đó có 138 ca cộng đồng.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thừa nhận còn những hạn chế trong phòng chống dịch, nhất là trong thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội chưa nghiêm túc, “chặt ngoài nhưng lỏng trong”. Tỉnh đã phát hiện, chấn chỉnh, có biện pháp khắc phục. Cạnh đó, tỉnh cũng mới chỉ triển khai các tổ y tế, chưa lập các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn. Việc trả kết quả xét nghiệm PCR có lúc còn chậm.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, khi Thủ tướng hỏi kỹ về số ca tử vong trên địa bàn, ông Vĩnh nêu một số nguyên nhân như số bệnh nhân chuyển nặng chiếm tỉ lệ lớn trong khi số lượng máy thở hạn chế, nhất là khi chưa hoàn thiện được bệnh viện dã chiến và Trung tâm Hồi sức COVID-19 (ICU). Những ngày gần đây, sau khi các bệnh viện dã chiến và ICU đi vào hoạt động, công tác sàng lọc tại tầng 1 và tầng 2 tốt hơn, trang thiết bị và đội ngũ y tế đầy đủ hơn thì số ca tử vong giảm.

Tổ chức chưa chặt chẽ, khoa học

Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để lãnh đạo, chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa” - Thủ tướng lưu ý và cho hay Tiền Giang nhiều vùng chuyển từ “xanh” sang “đỏ” khiến ông hết sức sốt ruột.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho biết, công tác phòng chống dịch thời gian qua vừa tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng đánh giá, qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, Kiên Giang và Tiền Giang đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn và dự báo tình hình có thể phức tạp hơn.

Về nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ, qua kiểm tra cho thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số nơi chưa nắm chắc, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp. Việc nắm tình hình và dự báo tình hình chưa sát, tổ chức thực hiện bị động, lúng túng, không chặt chẽ, chưa khoa học, chưa phù hợp diễn biến dịch bệnh tại địa phương. Ngoài ra, còn có những bất cập trong quản lý cách ly, di chuyển, điều trị…

Theo đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân. Phải tăng cường giám sát, kiểm tra, tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, cấp dưới kịp thời báo cáo, đề xuất cấp trên. Tăng cường tương tác qua lại giữa các cấp để phát hiện, điều chỉnh kịp thời những yếu kém, khó khăn, bất cập. Thủ tướng nhắc lại và yêu cầu phải thực hiện thật tốt các phương thức lãnh đạo của Đảng.

Ý thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng, vì vậy phải tuyên truyền, vận động để người dân chủ động tự bảo vệ mình, không bị nhiễm dịch bệnh. Khi có vaccine thì tích cực tham gia tiêm chủng, “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”, thực hiện nghiêm 5K. Người dân có thể được hướng dẫn tự xét nghiệm, tự điều trị khi cần thiết, kết hợp đông y và tây y, cổ truyền và hiện đại trong điều trị…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm