Tại sao chưa có di sản kiến trúc Pháp nào được ghi danh?

(PLO)- Trả lời câu hỏi vì sao chưa có di sản kiến trúc Pháp nào được ghi danh, KTS Vũ Hiệp lý giải di sản bây giờ được đánh giá cả quá trình phát triển nhiều hơn là thời điểm ra đời. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 6-12, tại Hà Nội, cuốn sách Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp đã chính thức được giới thiệu tới bạn đọc.

kiến trúc Pháp
Bìa cuốn sách.

Cuốn sách được thực hiện bởi một Ban cố vấn hùng hậu về nội dung và được viết tiếng Việt bởi tiến sĩ – nhà nghiên cứu - KTS Trần Quốc Bảo - hiện là giảng viên trường Đại học Xây Dựng Hà Nội. Cuốn sách được dịch sang tiếng Pháp bởi dịch giả Thẩm Yến Linh, phần hình ảnh chủ đạo do nhiếp ảnh gia Lê Hoàng thực hiện.

Chủ nhiệm dự án là Trần Hải Anh, được biết đến tại Việt Nam qua cuốn truyện tranh Sống - NXB Kim Đồng, 2023.

Giống như một sử ký Hà Nội được viết bằng nghệ thuật kiến trúc, cuốn sách đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ, bao gồm: Phần 1: Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội xưa; Phần 2: Kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc với những phong cách điển hình là Beaux-Arts; Art De’co; Đông Dương, Kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ đầu; Kiến trúc Thép, Gothique và Phần 3: Kiến trúc Hà Nội sau năm 1954.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA chia sẻ: “Kiến trúc là đỉnh cao của sáng tạo thông qua việc tổng hợp nghệ thuật tạo hình và khoa học xây dựng. Kiến trúc của một quốc gia là một phần văn hóa và lịch sử của quốc gia đó.

Với mong muốn gìn giữ những di sản kiến trúc vô cùng quý giá do lịch sử đem lại cho Hà Nội, chúng tôi đã quyết tâm làm cuốn sách này với một cách tiếp cận và cách làm hoàn toàn mới so với những cuốn sách về kiến trúc đã có trước đó”.

tai-sao-chua-co-di-san-kien-truc-phap-nao-duoc-ghi-danh.png
Nhà khách Chính phủ. Ảnh minh hoạ trong sách.

Bà Trần Hải Anh - Chủ nhiệm dự án của quyển sách dành sự biết ơn cho quyển sách và toàn bộ ê-kíp thực hiện đã giúp mình hiểu hơn về Hà Nội, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.

“Đây là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia kiến trúc dày dạn kinh nghiệm và một đội ngũ những người trẻ ở độ tuổi 30, đã cùng nhau làm nên thiết kế, hình ảnh và ý tưởng cho quyển sách.

Đây là một dự án nhiều tham vọng, không chỉ đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, sự hỗ trợ từ những thế hệ có kinh nghiệm hơn, mà còn cần một tinh thần sáng tạo mang đến góc nhìn mới mẻ’.

Tại phần giao lưu nhân dịp ra mắt cuốn sách, tiến sỹ, kiến trúc sư Phan Đăng Sơn- Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, cho biết cách đây vài ba năm, chúng ta chợt ngoái lại, chợt hoảng hốt vì mình không cẩn thận bỏ quên di sản vô cùng giá trị và quý giá.

Chính di sản đó nếu chúng ta biết phát huy nó vào trong sự phát triển đương đại sẽ tạo nên những nguồn động lực rất lớn phát triển kinh tế xã hội.

Kể tên các di sản đã được đánh thức, ông Sơn nói người ta đã thấy rằng rõ ràng đối với các di sản nó cần phải có một vai trò mới với sự phát triển hiện nay.

tai-sao-chua-co-di-san-kien-truc-phap-nao-duoc-ghi-danh-2.jpg
Các KTS, chuyên gia trao đổi tại sự kiện.

“Chúng ta tiếp cận từ chính sách đã luôn luôn khẳng định bảo tồn để phát triển, trước đây bảo tồn là một vấn đề gần như tách riêng với phát triển. Hiện nay từ chính sách, cách tiếp cận của cộng đồng xã hội là bảo tồn phát triển" - ông Sơn khẳng định.

Ở một góc nhìn khác, KTS Vũ Hiệp dẫn lại câu hỏi được nhiều người đặt ra: Tại sao chưa có di sản kiến trúc Pháp nào được ghi danh?.

Từ đó, KTS Vũ Hiệp lý giải, di sản bây giờ họ không chỉ nhìn công trình ở thời điểm xây dựng mà cả quá trình phát triển của nó. “Ví dụ Bắc Bộ Phủ thời Đông Dương chỉ có mấy chục năm, nhưng Bắc Bộ Phủ người Việt Nam chúng ta sử dụng 70 năm rồi. Di sản bây giờ họ đánh giá quá trình sử dụng nhiều hơn thời điểm ra đời” - KTS Vũ Hiệp nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm