Nồng độ cao của protein beta-amyloid này sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tạo nên một quy trình độc hại dẫn đến kết quả là bệnh Alzheimer.
Những nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể đem tới hy vọng chữa trị chứng bệnh mất trí nhớ cho người lớn tuổi và người có triệu chứng mắc bệnh.
Bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ khác ảnh hưởng lên hơn 800.000 người trên thế giới, có thể lên tới 44 triệu người vào năm 2050 khi dân số thế giới già đi.
Với tác dụng ít ỏi của thuốc và các thất bại trong việc chữa trị căn bệnh này, các bác sĩ cho rằng thay đổi chế độ ăn uống và cách sống là cách tốt nhất để phòng chống bệnh.
Nghiên cứu mới nhất của những nhà khoa học California tìm hiểu mối quan hệ giữa protein beta amyloid, chất lượng giấc ngủ và khả năng ghi nhớ trên đàn ông và phụ nữ từ 60 đến 80 tuổi. Họ được kiểm tra lượng beta amyloid trong não, hỏi 120 câu hỏi thử thách trí nhớ và kiểm tra lại sau khi ngủ 8 giờ.
Những người có lượng beta amyloid nhiều nhất trong não có chất lượng giấc ngủ thấo nhất, không có giấc ngủ sâu để phục hồi khả năng lưu trữ trí nhớ. Những người này cũng có kết quả kiểm tra trí nhớ thấp nhất.
Những nghiên cứu trước cho thấy, giấc ngủ sâu làm sạch beta amyloid trong não, và những nhà khoa học tin rằng thiếu ngủ tạo nên một chu trình độc hại khiến trí nhớ ngày càng trở bên tệ hơn.
Càng nhiều beta amyloid trong các phần nhất định của não, bạn càng ngủ sâu ít hơn, và kết quả là trí nhớ của bạn tệ hơn. Thêm vào đó, bạn càng ít giấc ngủ sâu, càng khó làm sạch loại protein xấu này.
Nếu cải thiện được giấc ngủ, bạn có thể phá vỡ chu trình độc hại gây bệnh.
Bác sĩ Ian Le Guillou, chuyên phụ trách nghiên cứu bệnh Alzheimer cho biết: “Chúng ta cần nghiên cứu ở nhóm lớn hơn để nhìn sâu hơn xem thiếu ngũ có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ và có thể đưa ra các phương pháp chữa trị.”