Thiếu tướng Trần Phú Hà: 'Nạn nhân bị lừa đảo tài sản chủ yếu là phụ nữ'

(PLO)- Nạn nhận của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng chủ yếu phụ nữ, người già, lao động tự do, người không có việc làm xảy ra ở Thanh Hóa diễn biến phức tạp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2022 liên quan đến các loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung và lừa đảo trên không gian mạng nói riêng đang diễn biến phức tạp.

Tại kỳ họp, thiếu tướng Hà cũng nêu các biện pháp ngăn chặn, hạn chế các loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng và lừa đảo tài sản nói chung sau phần các đại biểu đặt câu hỏi chất vất.

Hơn 90% phụ nữ là nạn nhân của các vụ lừa đảo

Trước khi trả lời chất vấn, Thiếu tướng Trần Phú Hà thông tin từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 132 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng. Trong đó tội phạm lừa đảo truyền thống xảy ra 40 vụ và lừa đảo trên không gian mạng là 92 vụ.

Theo thiếu tướng Hà, quá trình đấu tranh với các tội phạm lừa đảo trên không gian mạng nhận thấy các đối tượng đối tượng hoạt động trên các website, sàn giao dịch tiền ảo và ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo… Phạm vi hoạt động của loại tội phạm này cư trú ở nhiều nơi trong cả nước, thậm là cả từ nước ngoài nhưng lừa đảo người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Trong quá trình điều tra có những vụ việc, xác định khu vực sử dụng thiết bị, tang vật để lừa đảo nằm ở khu vực biên giới Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều đối tượng, đường dây, ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hoạt động trên lãnh thổ nước ngoài.

Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn các đại biểu về biện pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Đ. TRUNG

Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn các đại biểu về biện pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Đ. TRUNG

Bước đầu cơ quan điều tra cũng xác định có những thiết bị là số điện thoại, địa chỉ IP ở nước ngoài tham gia rút tiền, rửa tiền ở nước ngoài từ đó gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.

Tuy nhiên, hiện nay cơ quan điều tra đang tiến hành làm rõ, đồng thời sử dụng biện pháp tuyên truyền để người dân nắm bắt, phòng tránh. Thiếu tướng Hà khẳng định, những người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tới 90% nạn nhân là phụ nữ. Thủ đoạn, phương thức của nhóm đối tượng lừa đảo là rất tinh vi, thường hướng đến những phụ nữ nhẹ dạ cả tin, lao động tự do và không có việc làm.

Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp

Đại biểu Hà Thị Hương huyện Quan Hóa đặt câu hỏi xung quanh tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức hứa tặng quà.

Đại biểu Thao Thị Dua huyện Mường Lát nêu, tình trạng các đối tượng đưa ra các thông tin có nhiều mối quan hệ có thể xin việc, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại nhiều địa phương trong đó có Thanh Hóa...

Các đại biểu đề nghị Thiếu tướng Trần Phú Hà nêu rõ các biện pháp phòng ngừa lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chạy việc và lừa đảo trên không gian mạng.

Trả lời các đại biểu, Thiếu tướng Trần Phú Hà khẳng định, hiện nay cơ quan công an đã có nhiều giải pháp cụ thể thông qua việc phối hợp với các ban ngành để tuyên truyền, đặc biệt tuyên truyền đến người dân chính là phương thức thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đại biểu Hà Thị Hương huyện Quan Hóa chất vấn Thiếu tướng Trần Phú Hà xung quanh việc tội phạm lừa đảo qua mạng dưới hình thức tặng quà. Ảnh: Đ. TRUNG

Đại biểu Hà Thị Hương huyện Quan Hóa chất vấn Thiếu tướng Trần Phú Hà xung quanh việc tội phạm lừa đảo qua mạng dưới hình thức tặng quà. Ảnh: Đ. TRUNG

Đối với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng như là giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc USD, EURO về Việt Nam, Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra khởi tố 3 vụ,

Giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo liên quan đến vụ án vi phạm pháp luật, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt tài sản, công an cũng đã điều tra làm rõ 3 vụ.

Đối với tội phạm lừa đảo xin việc, Thiếu tướng Trần Phú Hà cho rằng, hiện nay nhu cầu việc làm của hàng chục ngàn sinh viên, người đến độ tuổi lao động là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, nhiều người cả tin các đối tượng sẽ xin được việc nên giao tiền sau đó thì đã bị chiếm đoạt trong năm 2022, có 6 vụ thiệt hại khoảng 3,6 tỷ đồng.

Theo tướng Hà, về biện pháp ngăn chặn trước tiên phải công khai nhu cầu, điều kiện tuyển dụng và đưa lên thông tin đại chúng từ đó người dân biết được qua đó để không bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo.

Chính cá nhân có nhu cầu xin việc cũng cần phải tìm hiểu kỹ, không nên quá nóng vội đặt niềm tin vào nơi dễ bị chiếm đoạt tài sản. Đối với cơ quan công an, chủ động điều tra những đối tượng có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, Thiếu tướng Trần Phú Hà khẳng định.

Ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở lĩnh vực nhạy cảm

Ông Đỗ Trọng Hưng Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa – Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đề nghị: “UBND tỉnh, Công an và các ngành đơn vị liên quan tổ chức phối hợp chặt chẽ nhằm hạn chế thấp nhất tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, chế tài xử lý đối với tội phạm chiếm đoạt tài sản.

Xác định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu ở các địa phương trong tỉnh nếu để xảy ra các vụ lừa đảo tài sản tăng cao, đặc biệt là nhóm lĩnh vực dễ xảy ra lừa đảo như bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư kinh doanh, xuất khẩu lao động.

Tấn công trấn áp tội phạm, điều tra khởi tố, xử lý tội phạm lừa đảo trên không gian mạng để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trả lại cho bị hại”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm