GÓC NHÌN

Giãn dân thần tốc và bài toán 'xóa vùng nguy cơ'

Ngày 26-8, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM, đã di dời khoảng 2.000 người dân có đời sống khó khăn ở các khu nhà trọ lụp xụp, nhà ven kênh rạch… vào ở những nơi khang trang hơn như Trường Trung cấp Công đoàn, nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa, khu chung cư 1050.

Trước đó một ngày (25-8), Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chỉ đạo phải tiến hành ngay việc đưa người dân ở những khu nguy cơ tại địa bàn các quận Bình Thạnh, 7, 8, 10 đến những khu tạm cư mới. Động thái mới này của TP.HCM là rất cần thiết trong bối cảnh số ca F0 và tử vong vẫn còn ở mức cao. Giữa những ngày dịch bùng phát, khi TP phải siết chặt các biện pháp giãn cách thì việc đảm bảo nơi ăn, chỗ ở, chi phí sinh hoạt cho người dân là quan trọng hàng đầu.

Với đặc thù kiến trúc và kết cấu đô thị lâu đời như TP.HCM, giãn cách xã hội là một thách thức vô cùng to lớn. Theo thống kê, TP hiện có gần 22.000 căn nhà trên, ven kênh rạch phân bố ở các quận 4, 7, 8 và Bình Thạnh. Chính quyền đã triển khai kế hoạch di dời hơn 20.000 căn trong giai đoạn 2016-2020 nhưng đến nay, theo ước tính chỉ mới thực hiện được gần 7.300 căn. Điều này đồng nghĩa với việc còn hàng chục ngàn căn nhà có diện tích nhỏ; hạn chế điều kiện sinh hoạt cơ bản, nhà vệ sinh, nước thải xả trực tiếp xuống kênh rạch làm gia tăng ô nhiễm.

Phía sau những khu nhà lụp xụp là hàng trăm ngàn người có mức thu nhập trung bình-thấp, thậm chí không ổn định; nhiều người già trên 65 tuổi có bệnh lý nền; nhận thức về các giải pháp phòng dịch còn hạn chế; tiếp cận thông tin chính sách chống dịch chưa kịp thời... Điều này phần nào lý giải vì sao suốt những tuần giãn cách vừa qua, các ca F0, số người tử vong vẫn còn cao dù TP đã sớm nhận diện vùng nguy cơ và tiến hành phong tỏa.

Không gian chật hẹp với mật độ dân cư đông đúc, dễ tiếp xúc gần là điều kiện thuận lợi để biến chủng Delta phát tán và hoành hành. Dưới áp lực tâm lý và hạn chế di chuyển do giãn cách nhiều ngày, những người khó khăn về tài chính, thiếu thốn thực phẩm và thuốc men… dễ sinh tâm lý bức bối dẫn đến “phá rào” giãn cách. Những người cao tuổi, có bệnh lý nền cũng trở nên yếu thế trước độc lực của virus SARS-CoV-2. Các xe cứu trợ y tế và sinh kế lưu động (xe cứu thương, xe xét nghiệm và tiêm vaccine, xe cứu trợ thực phẩm) cũng rất khó đến từng xóm, gặp từng nhà, giúp từng người cho dù TP đã dồn tất cả nguồn nhân lực, vật lực có thể để hỗ trợ người dân.

Trong bối cảnh đó, chiến dịch giãn dân thần tốc của chính quyền TP triển khai xuống các quận, huyện là rất quan trọng. Nơi ở mới với không gian rộng rãi sẽ hạn chế tối đa tiếp xúc gần. Vị trí các khu nhà nghỉ, chung cư, khách sạn… “tạm cư”phù hợp với việc cứu trợ, giúp người yếu thế dễ tiếp cận túi an sinh (đồ ăn, thức uống, nhu yếu phẩm); thuốc men và vật tư y tế để F0 tự chữa trị tại nhà; được tiếp cận đội phản ứng nhanh cấp cứu kịp thời (cho cả bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân khác); được đội ngũ y tế và chống dịch cung cấp thông tin về chính sách chống dịch sớm… Các nhân viên tham gia chống dịch và giúp dân, bao gồm cả lực lượng y tế, công an, tình nguyện viên, quân đội hoạt động 24/7 cũng sẽ có môi trường làm việc dễ dàng hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Nhìn từ các nước có thể thấy để thích ứng với virus SARS-CoV-2, ngoài tiêm vaccine và xây dựng thói quen 5K thì TP cần tạo ra một không gian đô thị phù hợp để người dân: (i) Giảm tiếp xúc gần, ngăn ngừa xuất hiện các ổ dịch lớn; (ii) Có thể tiếp cận y tế và sinh kế một cách kịp thời khi Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách (khi hệ thống y tế có dấu hiệu quá tải). Nói cách khác, không gian đô thị về lâu dài phải xóa bỏ các“vùng nguy cơ”tiềm ẩn để vừa chỉnh trang bộ mặt đô thị vừa ngừa dịch.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Cao tốc và tính mạng con người

Cao tốc và tính mạng con người

(PLO)- Đêm 10-3, cao tốc Cam Lộ - La Sơn xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải làm hai vợ chồng trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương. 

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

(PLO)- Nâng cấp thị trường chứng khoán sẽ tạo ra một vị thế và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho thị trường vốn VN trên trường quốc tế, gia tăng niềm tin và thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài...

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

(PLO)- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, vì thế ngành y tế cần không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu ấy.

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

(PLO)- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi thực hiện trọng trách trước Đảng, trước nhân dân với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ và đánh giá công bằng.

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

(PLO)- Công tác dân vận có thành công thì chủ trương, quyết sách phải đúng đắn, hợp lòng dân và khi có điều này thì mọi dự án, công trình có “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

(PLO)- Nếu chính quyền địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt hơn thì có lẽ kết quả “dẹp loạn” các “bến cóc” đã khác!

Để ai cũng có Tết

Để ai cũng có Tết

(PLO)- Năm qua là một năm có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ráng chăm lo, thưởng Tết cho người lao động; riêng tại TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bình quân hơn 12,3 triệu đồng/người.

Tuấn Hải đi bóng đầy tự tin trước đối thủ lớn Nhật Bản.

Thầy trò HLV Troussier và niềm tin không đánh mất

(PLO)- Sau trận thua Nhật Bản 2-4, những người còn nghi ngờ thầy trò HLV Troussier phải nhìn lại về lối chơi chủ động kiểm soát bóng và khả năng của đội tuyển VN sẽ lột xác ngoạn mục trong tương lai.

Người đánh bắt thủy sản chân chính trên sông Đồng Nai căm phẫn với những kẻ khai thác thủy sản kiểu tận diệt.

Phải chặn ngay nạn tận diệt tôm bằng thuốc trừ sâu

(PLO)- Các lực lượng chức năng cần bắt đầu bằng việc bám sát, khoanh vùng các đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở các quy định về nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bắt tôm và cảnh báo họ sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đặt vấn đề như trên tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

(PLO)- Hoạt động livestream bán hàng tại chợ Bến Thành và tại các chợ hoa ở miền Tây chỉ là bước khởi đầu trong việc kết hợp giữa hoạt động kinh doanh offline và online, kết hợp giữa thương mại và giải trí...

'Bắt trend' trở thành công dân số

'Bắt trend' trở thành công dân số

(PLO)- Với sự chuyển động mạnh mẽ của hệ sinh thái chuyển đổi số, bất kể người dân nào giờ đây cũng có thể “bắt trend” trở thành công dân số.