TP.HCM muốn đột phá phải 'gỡ' ngay việc công văn đi lòng vòng

(PLO)- Các đại biểu cho rằng một trong những lý do mà Nghị quyết 54 vừa qua chưa phát huy hết như mong đợi là nằm ở sự phối hợp giữa TP với các bộ, ngành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 18-5, Học viện Cán bộ TP.HCM, Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam đã tổ chức hội thảo khoa học "Thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP.HCM".

Ban chủ trì hội thảo. Ảnh: THU THẢO

Ban chủ trì hội thảo. Ảnh: THU THẢO

Tại hội thảo, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, khẳng định TP.HCM có nhiều nét đặc thù, vượt trội nên rất cần cơ chế đặc thù, vượt trội.

Theo TS Nguyên, quy mô không gian dân số của TP.HCM lớn nhất cả nước, vừa là đặc thù, vừa là vượt trội, cũng là thách thức và là thuận lợi. Kế nữa, GDP lớn nhất cả nước, đội ngũ tri thức nhiều nhất, quy mô công nghiệp lớn nhất, dân nhập cư rất đông và vị trí địa lý kinh tế rất quan trọng.

TS Nguyên cho rằng Nghị quyết 54/2017 đã tác động lớn đến TP.HCM, vì nếu không có nghị quyết này thì chúng ta khó vượt qua được đại dịch COVID-19 và phát triển TP như hiện nay.

Tuy nhiên điểm nghẽn của Nghị quyết 54 vừa qua khiến TP phát triển chưa đúng như mong đợi là nằm ở sự phối hợp giữa TP với các bộ, ngành Trung ương.

TP.HCM muốn đột phá phải 'gỡ' ngay việc công văn đi lòng vòng ảnh 2

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TIÊN NGÔ

“Chúng ta phải đề xuất cơ chế mang tính thủ công vì điểm nghẽn của TP là việc công văn, đề xuất của TP đi lòng vòng 6-7 tháng mới đến bàn của Thủ tướng Chính phủ” – TS Nguyên nói và cho rằng TP nên đề xuất cơ chế thuộc về thủ tục.

Ông giải thích: Khi TP.HCM đề xuất vấn đề gì thì các bộ, ngành Trung ương trong thời gian nhất định phải trả lời ngay, nếu quá thời gian đó mà không trả lời thì TP.HCM có quyền thực hiện. Như vậy mới “đánh thông” con đường thủ tục 6-7 tháng này.

Ông tiếp: Khi TP đề xuất một vấn đề gì đương nhiên phải thông qua các bộ, do đó, vấn đề thời gian, thủ tục bị lãng phí thì không thực hiện được các nhiệm vụ.

TS Nguyên cũng nhìn nhận TP.HCM phát triển mạnh mẽ nhưng cũng không thể đi một mình mà phải nằm trong sự tương quan với 62 tỉnh, thành còn lại. “TP.HCM muốn là đầu tàu thì bản thân phải phát huy sức mạnh nội tại, sinh ra đủ lực mạnh để kéo các toa khác chứ không phải đầu tàu là chạy một mình” – TS Nguyên nói.

Còn bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho biết “cái kẹt” lớn nhất của TP là thể chế, cơ chế, chính sách. “Chuyện cũ chưa dứt điểm, chuyện mới đang đặt ra vấn đề lớn” – bà Thảo nói và đề nghị các vấn đề liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm phải được giải quyết sớm, nhằm tạo chuyển biến mới cho TP.

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THU THẢOBà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THU THẢO

Bà Thảo cho rằng để tạo điều kiện cho đầu tàu kinh tế phát triển thì phải tháo gỡ về thể chế, pháp luật. Bởi pháp luật hiện nay chồng chéo, vừa chung chung, vừa xung đột.

“Cùng với chính sách pháp luật, nhiều văn bản dưới luật còn rối rắm hơn nữa, nhất là những quy định liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản lại quá nặng nề, nhiêu khê, tính bằng năm chứ không phải bằng tháng, bằng ngày” – bà Thảo phân tích và nhìn nhận vấn đề này đang nặng nề “xin- cho”...

Từ đó bà đề nghị phân cấp, phân quyền mạnh hơn, tạo sự chủ động cho địa phương nhiều hơn với trách nhiệm cao hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm