TP.HCM: Nhiều vụ việc, cán bộ bị xử lý từ phản ánh của báo chí theo Quy định 1374

(PLO)- Khoảng 1.200 tin đã được báo chí phản ánh cho cơ quan chính quyền TP.HCM theo Quy định 1374, giúp chính quyền xử lý triệt để các vụ việc, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 28-2, Thành ủy - Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ chức tọa đàm tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan báo chí, truyền thông góp phần thực hiện hiệu quả Quy định 1374 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: THANH TUYỀN

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: THANH TUYỀN

Trung tá Trần Đức Thắng, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Công an TP.HCM, cho biết từ tháng 12-2017 đến nay, Công an TP đã tiếp nhận 129 thông tin, trong đó 33 thông tin có cơ sở giải quyết (9/33 thông tin là từ phản ánh của báo chí).

Một số thông tin phản ánh từ báo chí đã được Đảng ủy Công an TP xem xét giải quyết như “Một lãnh đạo công an quận 10 vi phạm tiêu chuẩn đạo đức, lối sống”. Qua xác minh, đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với cán bộ này.

TP.HCM: Nhiều vụ việc, cán bộ bị xử lý từ phản ánh của báo chí theo Quy định 1374 ảnh 2

Trung tá Trần Đức Thắng, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Công an TP.HCM nói về việc giải quyết thông tin từ phản ánh của báo chí. Ảnh: THANH TUYỀN

Theo Trung tá Trần Đức Thắng, từ kết quả giải quyết các thông tin phản ánh, Đảng ủy Công an TP đã xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức kỷ luật đảng khiển trách 12 trường hợp, cảnh cáo năm trường hợp, khai trừ hai trường hợp, xử lý kỷ luật chính quyền khiển trách 11 trường hợp và cảnh cáo 15 trường hợp.

Đảng ủy Công an TP đã cách chức hai trường hợp, tước danh hiệu công an nhân dân năm trường hợp; xử lý bằng các hình thức phê bình, hạ phân loại thi đua, cắt danh hiệu thi đua năm, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ đối với 96 trường hợp.

Ngoài ra, sau khi xác minh làm rõ các thông tin phản ánh, Ban Thường vụ Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo các đơn vị tham mưu trả lời người phản ánh bằng hình thức phù hợp như văn bản, điện thoại, gửi mail.

Trung tá Thắng cho hay việc chủ động giải quyết thông tin phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo còn giúp Ban Giám đốc xét quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thi đua khen thưởng, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương hàng năm.

Trong khi đó, phía quận Bình Thạnh cho biết Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Quận ủy ban hành quy định về quy trình điểm báo, xử lý thông tin nhanh hàng ngày do báo chí phản ánh để kịp thời chỉ đạo những vụ việc phát sinh. Từ đó, quận tiếp nhận 25 thông tin, trong đó có bốn thông tin từ báo chí.

Đơn cử, từ thông tin “Những chủ sạp quyền lực của tổ cảnh sát ở chợ Bà Chiểu; thả xe theo lệnh của ông bán nước dừa; chủ sạp quyền lực giao vật giống tiền cho tổ cảnh sát; những người vi phạm lên tiếng”Báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh, quận đã giáng cấp bậc hàm hai trường hợp, giáng một cấp bậc hàm và một trường hợp giáng hai cấp bậc hàm.

Công an TP cũng ban hành quyết định xuất ngũ đối với đối với sĩ quan Công an nhân dân ba trường hợp, đồng thời khai trừ Đảng ba trường hợp.

Phát biểu tại tọa đàm, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí rất nhiều, chiếm 12,15% (khoảng 1.200 tin) trong tổng số 9.864 thông tin mà TP tiếp nhận, xử lý.

“Qua xử lý thông tin phản ánh của báo chí, các cấp ủy đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế cho phù hợp với thực tiễn. Điều này cho thấy thông tin phản ánh hằng ngày của báo chí đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp” - ông Khuê đánh giá.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng báo chí TP đã làm tốt vai trò phản ánh theo Quy định 1374. Ảnh: THANH TUYỀN
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng báo chí TP đã làm tốt vai trò phản ánh theo Quy định 1374. Ảnh: THANH TUYỀN

Phản ánh của báo chí đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực, chỉ ra những tồn tại, thậm chí sai phạm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Các cơ quan báo chí còn đề xuất các giải pháp để có quy chế phối hợp kịp thời, hạn chế khuyết điểm.

Trên cơ sở những thông tin báo chí phản ánh, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã báo cáo, đề xuất Thường trực Thành ủy kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan.

Dù vậy, ông Khuê cho rằng các cơ quan báo chí cũng đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong quá trình thông tin, đăng phát thông tin thiếu chính xác, gây hiệu ứng tiêu cực trong xã hội. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan báo chí, tạp chí điện tử của các cơ quan trung ương đăng tin bài chưa chính xác, thiếu kiểm chứng nguồn tin, đưa một chiều...

Từ đó, ông yêu cầu các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận về việc phát huy quy định này ở vai trò giám sát và tiếng nói của cử tri, của các cơ quan dân cử, của báo chí. Qua đó phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Ông Khuê cũng cho rằng cần làm rõ sự phối hợp giữa các cơ quan tham mưu cho cấp ủy trong việc xử lý thông tin về tổ chức, cá nhân vi phạm do báo chí phản ánh. Việc giám sát kết quả xem xét, xử lý trong thời gian qua được thực hiện ra sao?...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm