Trong đó, triệu hồi 1.671 xe C250, C300, GLC 250 4 MATIC, GLC 300 4 MATIC, sản xuất từ tháng 4-2014 đến tháng 7-2017 và hàng ngàn Mercedes-Benz GLA (số loại 156), B-Class (số loại 246) với mã số THSP/2018/17; Mercedes-Benz C-Class (số loại W205) và GLC (số loại X253) với mã số THSP/2018/13…
Hầu hết các xe này bị triệu hồi để kiểm tra và khắc phục hiện tượng mất nguồn tiếp điện âm (tiếp mass) của trục dẫn động của vô lăng lái và cụm mô-đun công tắc thuộc hệ thống tín hiệu điều khiển túi khí lắp trên trục dẫn động vô lăng lái để ngăn ngừa túi khí lắp trên vô lăng lái có thể bị kích hoạt trong một số điều kiện nhất định trên dòng xe Mercedes-Benz.
Theo các chuyên gia, trên một số xe sử dụng mô-đun công tắc và cuộn dây từ nhà cung cấp Valeo thuộc dòng xe Mercedes-Benz bị ảnh hưởng, do chất lượng phụ tùng nên trong trường hợp trục dẫn động vô lăng lái bị thiếu tiếp xúc nguồn điện âm (thiếu mass).
Đồng thời cuộn dây dẫn điện điều khiển túi khí được lắp trên cụm công tắc đa chức năng bị đứt/hỏng thì đèn báo túi khí bật sáng và túi khí có thể kích nổ mất kiểm soát trong một số trường hợp nhất định như khi có sự tích điện (tích điện dương) do quá trình ma sát từ người tài xế/ghế/vô lăng... có thể hình thành trên trục/mô-đun công tắc dẫn đến xảy ra sự phóng điện tại tiếp điểm nối nguồn điện. Việc hoạt động thiếu kiểm soát của túi khí tài xế có thể gây nguy hiểm cho người lái xe và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
“Nên khi thấy đồng hồ cảnh báo túi khí bật sáng hoặc khách hàng nhận được thông báo của Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam xe nằm trong danh sách triệu hồi, khách hàng nhanh chóng liên lạc với xưởng ủy quyền gần nhất hoặc nơi bán hàng để kiểm tra và khắc phục theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất…” - các cơ quan chức năng khuyến cáo.
Thời gian triệu hồi hầu hết từ nay đến năm 2022 trên các đại lý được ủy quyền, việc khắc phục lỗi này hoàn toàn miễn phí.