Từ đơn vị xây lắp đến tập đoàn trụ cột quốc gia

Ngày 01-06-1989, một công ty điện tử thiết bị thông tin với 9 nhân viên và số vốn ít ỏi do Quân đội cấp được thành lập, mang tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin Sigelco. Lúc đó, không ai có thể tưởng tượng được rằng công ty nhỏ bé ấy sau này sẽ trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel – Doanh nghiệp Việt Nam đã vào danh sách 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao.

Viettel trở thành công ty cung cấp viễn thông lớn ở Việt Nam chỉ trong 10 năm.

Thành tựu làm ra từ đôi tay người lính

Những nhân viên ban đầu của Viettel đều là những kỹ sư, trí thức xuất phát từ quân đội chuyển sang làm kinh tế và “vũ khí” của họ là tinh thần thép vượt qua mọi khó khăn cùng sự bền gan bền chí để chinh phục những kỷ lục.

Suốt 5 năm đầu, Viettel thuần tuý đi làm thuê cho Tổng cục bưu điện (tiền thân của VNPT) nhưng trong khoảng thời gian đó, họ đã nhanh chóng tạo nên những thành tựu đáng nhớ cho lịch sử. Câu chuyện kể về quá trình xây dựng tuyến viba băng rộng, thế hệ đầu tiên của Viettel vẫn luôn nhắc đến đề tài nghiên cứu “Truyền sóng viba qua địa hình rừng núi và hải đảo Việt Nam” – “bảo bối” giúp Sigelco ngày ấy thiết kế hoàn thiện toàn bộ tuyến viba “khó nhằn” nhất Việt Nam, bất chấp các vùng rừng núi hiểm trở hay hải đảo xa xôi.

Để làm tuyến viba ra đảo Bạch Long Vĩ, nhiều cán bộ của Sigelco phải ra đảo nằm suốt 10 ngày đêm để tính mức sóng. Khi công trình hoàn thành, Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (sau này là Chủ tịch nước) ra tận nơi và không giấu nổi niềm vui sướng khi thực hiện cuộc gọi thiêng liêng về đất liền. Từ ngày ấy, thông tin liên lạc giữa 2 vùng đã thông suốt.

Năm 1995, công ty mới được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng cũng là doanh nghiệp được giấy phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. 4 năm sau, Viettel lại tạo ra một kỳ tích mới: Hoàn thành đường trục cáp quang 1A dài 2.000 km Bắc – Nam. Đây là đường trục cáp quang đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế, thi công không có sự tham gia của nước ngoài, đồng thời là trục cáp có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam, áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. Nó là điểm khởi đầu cho nhiều thành tựu lớn sau này trong lĩnh vực viễn thông của Viettel.

Kỳ tích nối tiếp kỳ tích

Từ Sigelco - Viettel 1.0 là một công ty đi xây lắp thuê, Viettel vươn mình bước sang giai đoạn 2.0 trong khoảng thời gian năm 2000 – 2010, trở thành một trong những công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam dù xuất phát từ vị trí thứ 4. Cuộc lội dòng ngoạn mục của Viettel vẫn được ví như một điều thần kỳ làm nên cuộc cách mạng trong ngành viễn thông Việt Nam. Cho đến năm 2018, Viettel đã hoàn thành giai đoạn 3.0, trở thành Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao số 1 Việt Nam; đứng thứ 25 bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông thế giới; Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao; Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu.

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ 5G đầu tiên tại Việt Nam.

Viettel cũng đã xây dựng một hạ tầng mạnh về viễn thông công nghệ 4G, và hiện là đơn vị tiên phong trong công nghệ 5G (đã thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên ngày 10-5-2019) để tạo ra nền tảng mạnh mẽ hơn nữa cho sự kết nối thông minh, sâu rộng trong thế giới Internet vạn vật (IoT), mở đường cho sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và tất cả các lĩnh vực khác.

Trong giai đoạn tiếp theo (2018 – 2030), Viettel xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Cũng cách đây từ 8 năm trước, Viettel đã ấp ủ những ý tưởng, dự án về Chính phủ điện tử, chính phủ số, hướng đến số hóa nền kinh tế để biến giấc mơ đưa Việt Nam “hóa rồng” thành sự thật, với tinh thần và tầm nhìn Viettel, có lẽ những kỳ tích mới sẽ tiếp tục được lập nên trong những năm tiếp theo.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...