Đối với một số người, caffeine có thể giúp tập trung và cung cấp năng lượng, nhưng nó có thể gây ra vấn đề cho những người mắc chứng rối loạn lo âu, tiến sĩ Julie Radico, nhà tâm lý học lâm sàng của Penn State Health (Mỹ), cho biết theo Health24.
Uống nhiều cà phê có thể làm tăng cảm giác lo âu. Ảnh: CN
"Caffeine không phải là kẻ thù, nhưng tôi khuyến khích mọi người biết giới hạn lành mạnh và tiêu thụ nó một cách chiến lược vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu" - tiến sĩ Julie Radico nói.
Theo đó, liều thấp của caffeine nằm trong khoảng từ 50 mg đến 200 mg. Tiêu thụ hơn 400 mg cùng một lúc có thể dẫn đến cảm giác bị kích thích thái quá, lo lắng và mang lại các triệu chứng như tim đập, buồn nôn hoặc đau bụng.
Lo lắng là một vấn đề phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân không nghĩ rằng caffeine là một yếu tố đóng góp nên điều này, tiến sĩ Matthew Silvis, phó chủ tịch của các hoạt động lâm sàng trong bộ phận y học gia đình tại Penn State Health, cho biết.
Caffeine có thể tương tác tiêu cực với thuốc điều trị rối loạn co giật, bệnh gan, bệnh thận mãn tính, một số bệnh tim hoặc bệnh tuyến giáp, tiến sĩ Matthew Silvis lưu ý thêm.
Xét về lượng caffeine, một tách cà phê pha tại nhà trung bình có khoảng 100 mg. Lượng caffeine có thể là 250 mg trong một ly cà phê lớn ở một số cửa hàng. Chính vì thế, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể sẽ dẫn đến cảm giác bị kích thích thái quá và lo lắng.