Vải thiều không hạt Thanh Hóa 'bay' sang Anh, Nhật

(PLO)- Mô hình trồng cây vải không hạt được xem là nhân tố mới trong đề án trồng cây ăn quả của Thanh Hóa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 16-6, trao đổi với PLO, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm Nguyễn Văn Huệ cho biết, vải thiều không hạt đáp ứng quy trình xuất khẩu VietGAP, GlobalGAP. Từ những năm 2019, công ty bắt đầu cho trồng loại vải này trên diện tích khoảng 30 ha.

Đến nay sau 4 năm trồng loại vải này thì sản lượng ước đạt khoảng 20 tấn với giá bán buôn tại vườn hiện tại là 170.000 đồng/1kg. Cách đây ít ngày, công ty đã chuyển đi xuất khẩu sang thị trường Nhật 600kg và thị trường Vương quốc Anh 500kg.

Vải không hạt có vị ngọt thanh và không nhiều đường, khi ăn vào có cảm giác thanh mát. Ảnh: ĐT

Vải không hạt có vị ngọt thanh và không nhiều đường, khi ăn vào có cảm giác thanh mát. Ảnh: ĐT

Theo ông Huệ, vải không hạt có vị ngọt thanh và không nhiều đường, khi ăn vào có cảm giác thanh mát. Thời gian qua, ngoài xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, sản phẩm vải không hạt đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thanh Hóa…

“Đây là loài vải này có nguồn gốc từ nước ngoài, được doanh nghiệp phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo và trồng thử nghiệm. Hiện công ty đang tiếp tục nhân rộng mô hình ngoài 30 ha nêu trên sẽ trồng thêm 20.000 cây giống”, ông Huệ thông tin.

Trao đổi với PLO sáng cùng ngày, Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa nhìn nhận, mô hình trồng cây vải không hạt được xem là nhân tố mới trong đề án trồng cây ăn quả của Thanh Hóa. Vải không hạt đến thời điểm hiện nay đã bắt đầu mang lại giá trị kinh tế cao. Đây cũng chính là sản phẩm đầu tiên không chỉ của Thanh Hóa mà của cả nước.

Vải thiều không hạt được lựa chọn kĩ càng trước khi đưa đi xuất khẩu ở thị trường Anh, Nhật Bản. Ảnh: ĐT

Vải thiều không hạt được lựa chọn kĩ càng trước khi đưa đi xuất khẩu ở thị trường Anh, Nhật Bản. Ảnh: ĐT

Thời gian tới Sở NN&PTNT Thanh Hóa sẽ chỉ đạo, phối hợp với phía công ty và các đơn vị có liên quan tiến hành khảo sát, chọn ra những cây đầu dòng tốt nhất, nhân giống và tiếp tục mở rộng trên phần diện tích khoảng 700 ha mà công ty đang quản lý.

"Qua đó, hình thành vùng vải có quy mô lớn, chất lượng cao của tỉnh, cung ứng không chỉ thị trường rộng lớn trong nước, mà còn xuất khẩu đi nước ngoài", vị lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho hay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm