VAR bị ‘mất điện’ và chiến thắng bị đánh cắp

Tôi không thích cái cách an ủi Đan Mạch với điệp khúc họ rời sân Wembley trong thế ngẩng cao đầu. Thực tế thì trên sân nhà Wembley của người Anh, họ phải chấp nhận một cuộc chơi không công bằng. Nó cũng giống như 55 năm trước người Đức từng ngậm ngùi với bàn thắng ma cũng trên sân Wembley trong trận chung kết World Cup và nhìn Anh đăng quang.

VAR được sinh ra bởi con người nhưng không có nghĩa có VAR thì sẽ có công bằng trong bóng đá. Chẳng qua thì đó chỉ là công cụ để người ta hiện đại hoá hơn chi tiết hơn và nếu cần thì lấp liếm đi phần cảm tính của trọng tài.

Cú ngã của Sterling được ví như VĐV nhảy cầu

Kasper Schmeichel đẩy được quả 11m nhưng không ngăn được cú sút bồi của Harry Kane

Rạng sáng 8-7, cả thế giới và hơn hết là những người có cái nhìn công tâm đều cảm thấy hình như VAR bị ngắt điện trong tình huống ở phút 102. Khi Raheem Sterling của tuyển Anh cầm bóng đâm vào vòng cấm của đối phương nơi có nhiều cầu thủ Đan Mạch giăng kín. Báo chí thế giới có tờ đã bình luận Sterling lao vào vòng cấm Đan Mạch nơi có nhiều chiếc áo đỏ án ngữ và cố chen chúc rồi bổ nhào như một VĐV nhảy cầu (động tác té của Sterling). Có báo còn châm biếm sau Euro anh này nên chuyển sang môn nhảy cầu.

Trọng tài người Hà Lan Danny Makkelie đã chỉ tay vào chấm 11 mét và bàn thắng quyết định đã được định đoạt dù thủ môn Kasper Schmeichel đã đổ người đúng hướng và cản được cú sút của Harry Kane. Tiếc là bấy nhiêu vẫn chưa đủ để Đan Mạch đòi lại sự công bằng. Cú đỡ bóng của Kasper Schmeichel ngay trước mặt thành đúng với đà chạy của Harry Kane và cú sút bồi đã chôn vùi mọi nỗ lực tìm đến trận chung kết của Đan Mạch.

Anh bước vào chung kết với Ý đúng với kịch bản trận đấu được nhiều người kỳ vọng giữa hai nền bóng đá mạnh và có nhiều duyên nợ.

Anh vào chung kết trên sân nhà Wembley sẽ có nhiều hiệu ứng tốt hơn cho một Euro cồng kềnh nhất, kéo dài nhất và số trận nhiều nhất với thể thức bóng lăn ở nhiều quốc gia chứ không phải là 1 hay 2 quốc gia đăng cai.

Xét dưới góc độ thương mại hay nói như dân mạng là nhiều like và ít like thì cái tên chung kết Ý – Anh sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều so với chung kết Ý – Đan Mạch.

Đan Mạch bước vào trận bán kết với thân phận là đội bóng kèo dưới nhưng cái cách họ đón nhận thất bại thì rõ ràng là kèo trên. Họ chấp nhận một cuộc chơi không công bằng cũng như thủ môn Kasper Schmeichel bước vào đối diện quả 11 mét mà bị rất nhiều ánh đèn lazer chiếu vào mặt.

Thủ môn Kasper Schmeiche bị chiếu đèn laser vào mặt

Nơi họ thi đấu với đội Anh là Wembley chứ không phải Paken mà cả thế giới từng vỗ tay lẫn cầu nguyện cho cái tên Eriksen vượt qua cơn nguy kịch.

Nơi họ thi đấu là Wembley mà UEFA thích và cần đội Anh vào chung kết như cái cách họ nghĩ là một kết thúc có hậu.

Nếu được hỏi thích trận chung kết là Anh – Ý hay Đan Mạch – Ý thì cá nhân tôi thích chung kết với cặp đấu Anh – Ý hơn.

Chả trách...

Nhưng với kiểu Đan Mạch bị xử như thế thì thật bất công cho nỗ lực của một tập thể mang thân phận kèo dưới.

Video thủ môn Kasper Schmeiche bắt phạt đền nhưng bị chiếu tia lazer vào mặt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm