Vì sao CLB Trung Quốc thích 'săn' cầu thủ Hàn Quốc?

 Trong khi đó một câu chuyện khác không kém phần hấp dẫn và nó giải thích vì sao các CLB đại gia Trung Quốc ngày nay lại... thích “săn” cầu thủ Hàn Quốc.

Giải vô địch Hàn Quốc (K-League) dù chỉ 12 đội nhưng được đánh giá là một giải đấu thành công hàng đầu châu lục. Sự đánh giá một giải đấu nội địa thành công này dựa trên nhiều tiêu chí như khán giả đến sân, doanh thu, mức độ giàu có của CLB. Điều quan trọng là các CLB Hàn Quốc chiếm số lần vô địch châu Á nhiều nhất, chỉ riêng các CLB Hàn Quốc không lấy một nửa số lần vô địch các giải vô địch châu Á cấp CLB.

Các tuyển thủ Hàn Quốc đang là “hàng hot” của các CLB Trung Quốc 

Các CLB của Hàn Quốc ngày nay cũng tìm cách gắn chặt với các CLB Trung Quốc, nhất là “kẻ giàu tìm kẻ giàu”. Các CLB Trung Quốc ngày nay như Guangzhou Evergrande dưới trướng của doanh nghiệp lừng danh Trung Quốc Alibaba, khoái “săn” các cầu thủ giỏi  K- League.

 Trong vòng ba năm qua, Guangzhou đã thu hoạch được hai Champions League qua các thời HLV lừng danh như Lippi, Scolari. Các đội bóng Trung Quốc thích săn lùng các ngôi sao bóng đá Hàn Quốc:

Thứ nhất, cả hai nền văn hóa ít có sự khác biệt, hay nói khác hơn là có nhiều điểm tương đồng. Các cầu thủ Hàn Quốc hầu hết đều có đẳng cấp cao, rất dễ thích nghi khi sang Trung Quốc đầu quân. “Quota” cầu thủ ngoại trong mỗi đội Trung Quốc là năm cầu thủ, trong đó có một ngoại binh. Mùa bóng vừa qua 15 trong số 16 đội thuộc giải nhà nghề Trung Quốc chỉ… xài toàn “hàng Korea”. Thậm chí ngày nay nhiều CLB hạng Nhất (dưới nhà nghề) của Trung Quốc cũng tranh nhau mua các cầu thủ Hàn Quốc, thậm chí là những ngôi sao hoặc các tuyển thủ quốc gia Hàn Quốc.

Thứ hai, các CLB Trung Quốc thích mua cầu thủ Hàn là vì giá cả thấp và khi được phía các CLB Trung Quốc mua về thì họ được trả lương cực cao, cao hơn ở Hàn Quốc rất nhiều.

Điều thứ ba khiến các cầu thủ Hàn Quốc trở nên… hot ở Trung Quốc là vì hầu hết CLB đá hay vào sâu giải Champions League nhiều mùa bóng, đều có sự hiện diện của các cầu thủ Hàn Quốc chiếm áp đảo. Ngay vả việc hai đội vào chung kết Champions League 2015 vừa qua là Al- Ahli (UAE) và Guangzhou Evergrande (Trung Quốc) thì có đến 10 cầu thủ ngoại đến từ Hàn Quốc.

Điều thứ tư là giải địch Trung Quốc thì được đánh giá “chuộng” thể lực hơn kỹ thuật mà các cầu thủ Hàn Quốc thì nổi tiếng về thể lực ở châu lục và kỹ thuật cũng hàng đầu châu lục nên được cả hai.

Có lẽ câu chuyện Xuân Trường sang Incheon Utd, hay Tuấn Anh sang Yokohama và Công Phượng sang Mito Hollyhock mang một ý nghĩa khác của các nhà chiến lược bóng đá Hàn Quốc và Nhật. Tuy nhiên câu chuyện các đội bóng Trung Quốc thích “săn hàng” Hàn Quốc và ngày nay các đội Nhật và Hàn Quốc thích “săn hàng” Đông Nam Á khiến chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về sự chuyển dịch của bóng đá khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm