Vì sao kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao?

(PLO)- Bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, GDP Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo mới phát hành, ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, đánh giá việc Chính phủ Việt Nam công bố số liệu thống kê kinh tế tháng 7 cho thấy nền kinh tế tiếp tục phát triển đầy tích cực. Điều này kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm nay.

Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang đến từ nhân tố quan trọng là lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số bán lẻ thực tế của Việt Nam sau khi loại trừ tác động của lạm phát đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái và con số này đã tăng lên 11,9% sau 7 tháng đầu năm 2022.

"Điều này rất quan trọng vì chúng tôi thường được hỏi liệu nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục suy thoái, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ra sao? Nói cách khác, nếu Mỹ khủng hoảng, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?.

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đó là trong khi nền kinh tế Mỹ chậm lại có thể kéo giảm tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của sự sụt giảm lại đó sẽ được bù đắp lại nhiều hơn bởi nền kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam.

Cuối cùng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế trong nước. Đó là lý do chúng tôi dự kiến ​​thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ của kinh tế nội địa" - ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital nhấn mạnh.

Tại hội thảo Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 4-8, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cũng nhận định, trong giai đoạn trung hạn, kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng tốt phải đảm bảo thế "kiềng 3 chân". Gồm tiêu dùng trong người dân, giải ngân đầu tư mạnh mẽ (công hoặc tư) và xuất khẩu tốt.

Dưới bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam có thể bị giảm xuất khẩu nhưng tiêu dùng trong nước, thu hút FDI và giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn sẽ giúp GDP Việt Nam đạt được tăng trưởng 6,8% trong nhiều năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm