Viện Tối cao rút kinh nghiệm về 1 vụ tòa cấp dưới tuyên miễn trách nhiệm hình sự 4 bị cáo sai luật

(PLO)- Theo VKSND Tối cao, việc chuyển tội danh và miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, VKSND Tối cao ban hành thông báo rút kinh nghiệm vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tây Ninh.

Chuyển tội danh và miễn trách nhiệm hình sự

Theo hồ sơ, năm 2003, UBND huyện Hòa Thành (Tây Ninh) thành lập Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư và xây dựng công trình huyện Hòa Thành. Cao Sơn Nhân được bổ nhiệm làm trưởng ban, Dương Thị Thu Hòa làm kế toán trưởng, Nguyễn Thiên Dân làm phó trưởng ban và Đỗ Tú Toàn làm cán bộ kỹ thuật kiêm thủ quỹ.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Nhân, Hòa, Dân và Toàn đã làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, chi tạm ứng không đúng đối tượng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 10,9 tỉ đồng. Cạnh đó, các bị cáo còn cố ý làm trái, chi sai số tiền hơn 3,1 tỉ đồng tạm giữ, bảo hành công trình do Ban QLDA huyện Hòa Thành quản lý.

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: M.VƯƠNG

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: M.VƯƠNG

Xử sơ thẩm hồi tháng 5-2019, TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt Nhân sáu năm tù, Hòa bốn năm tù, Dân ba năm tù, Toàn hai năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 BLHS 1999.

Các bị cáo kháng cáo kêu oan. Tháng 9-2020, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển tội danh thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và áp dụng Điều 25 BLHS 1999, miễn trách nhiệm hình sự đối với cả bốn bị cáo.

Sau đó, Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm về phần trách nhiệm hình sự của các bị cáo. Ngày 4-10-2022, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị, hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm.

Sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật

Theo VKSND Tối cao, các bị cáo đã chi tạm ứng không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, chi không đúng nội dung tạm ứng, không thu hồi tiền tạm ứng... thụ hưởng 8 tỉ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 10,9 tỉ đồng.

Cạnh đó, các bị cáo đã lập 33 phiếu rút tiền mặt tiền tạm giữ bảo hành của 75 công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Sau đó, cho mượn không có chứng từ, thủ tục theo quy định... gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 3,1 tỉ đồng.

Theo VKSND Tối cao, hành vi trên của các bị cáo là cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách số tiền hơn 14 tỉ đồng. Tuy nhiên, bản án phúc thẩm cho rằng hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tòa phúc thẩm cho rằng việc thu hồi tiền tạm ứng ảnh hưởng đến việc điều tiết khoản chi ngân sách huyện cho hoạt động chung, khoản tiền 8 tỉ đồng tạm ứng để thi công các hạng mục công trình đã được thu hồi, không có thiệt hại số tiền trên. Ban QLDA xác định số tiền tạm giữ bảo hành công trình đã được thanh toán cho đơn vị thi công, đơn vị thi công không có khiếu nại gì với ban quản lý về số tiền bảo hành công trình chậm thanh toán.

Các hạng mục công trình vẫn đảm bảo chất lượng, đã đưa vào sử dụng, hậu quả thiệt hại không xảy ra, tính chất nguy hiểm của hành vi không còn. Từ đó, tòa áp dụng Điều 25 BLHS để miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật.

Theo VKSND Tối cao, các bị cáo cố ý phạm tội vì lợi ích của công ty gia đình nhưng bản án phúc thẩm lại cho rằng các bị cáo phạm tội với lỗi vô ý để chuyển tội danh. Hậu quả vật chất đã xảy ra và tội phạm đã hoàn thành, việc khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ chứ không phải thiệt hại chưa xảy ra như bản án phúc thẩm nhận định để từ đó miễn trách nhiệm hình sự.

Viện cấp cao cần rút kinh nghiệm

Theo VKSND Tối cao, quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM kết luận tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là không có căn cứ và cho rằng các bị cáo có dấu hiệu của tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ đó, Viện Cấp cao đề nghị chuyển từ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị miễn hình phạt đối với tất cả bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật. Đây là vấn đề cần phải rút kinh nghiệm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm