Hiện có bốn cơ sở y tế có thể xét nghiệm được virus Ebola là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) và Viện Pasteur TP. HCM.
Ông Phu cho biết đến nay, Việt Nam chưa có trường hợp nào mắc Ebola nhưng nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. Đáng chú ý, công tác xét nghiệm trong bối cảnh Ebola diễn biến phức tạp trên thế giới đang được chú trọng. Trong đó, Bộ Y tế đã nhờ WHO hỗ trợ cung cấp sinh phẩm, chuẩn bị công tác xét nghiệm đạt chuẩn, kiện toàn phòng xét nghiệm.
Theo ông Phu, với diễn biến phức tạp của dịch Ebola trên thế gới, công tác truyền thông phải theo cấp độ mới. Trong đó, chú trọng xây dựng clip thực hiện phòng hộ cá nhân. Ngoài ra, thiết lập đường dây nóng để có thể phối hợp giữa các đơn vị y tế.
Trước diễn biến phức tạp của Ebola ở Tây Phi, Việt Nam tăng cường giám sát các cửa khẩu, không để bỏ sót bệnh nhân lọt vào Việt Nam. Thông qua các máy đo nhiệt độ, tăng cường giám sát hành khách đến từ các quốc gia có dịch. Thành lập bốn đội phản ứng nhanh tại bốn khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Chuẩn bị các xe chuyên dụng để vận chuyển bệnh nhân, lập các phòng cách ly tại từng khu vực.
“Việt Nam chưa có ca bệnh Ebola nào nên vẫn đang ở trong tình huống 1. Tuy nhiên, một số hoạt động được kích hoạt sang tình huống 2, sẵn sàng ứng phó không để ca bệnh nào vào Việt Nam” – ông Phu nói.
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan đại diện ở Tây Phi phối hợp Bộ Y tế nắm chặt tình hình dịch bệnh tại Guine, Nigeria, Sierra Leon… Hiện nay, số lượng các công dân Việt Nam tại khu vực này không có nhiều, chủ yếu ở ngoài vùng có dịch bệnh. Ngoài ra, chưa phát hiện công dân Việt Nam nào ở Tây Phi bị lây nhiễm. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Tây Phi sẽ phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công an kiểm soát khách nhập cảnh vào Việt Nam, Bộ Ngoại giao có các công điện báo cáo khách nhập cảnh và công dân Việt Nam về nước.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến nay trên thế giới có gần 9.300 trường hợp mắc Ebola, trong đó ít nhất 4.600 tử vong tại 8 quốc gia, hơn 400 cán bộ y tế mắc bệnh. Điểm đáng chú ý là có sự lây lan truyền Ebola ở bên ngoai khu vực châu Phi, cụ thể Mỹ có ba trường hợp, Tây Ban Nha một trường hợp mắc.
Đại diện WHO đánh giá, Ebola có nguy cơ cao đối với nhân viên y tế. Hiện có hơn 200 nhân viên y tế đã chết do Ebola. Vì vậy, cán bộ y tế cần được hướng dẫn, hỗ trợ về chăm sóc bệnh nhân, khử trùng môi trường