Để có cơ sở xem xét, TAND Tối cao đề nghị năm bị án trên bổ sung bản sao bản án và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thông báo của TAND Tối cao.
Trước đó, vào tháng 10-2019, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã đề nghị TAND tỉnh Kon Tum chuyển hồ sơ vụ án cho TAND Cấp cao tại Đà Nẵng nghiên cứu, giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên, TAND tỉnh Kon Tum cho biết hồ sơ đã chuyển cho TAND Tối cao.
Tương tự, tháng 11-2019 và mới đây ngày 4-2, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng cũng có văn bản trả lời hồ sơ vụ án đã được TAND tỉnh chuyển cho TAND Tối cao.
Thông báo của VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng.
Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Thị Hằng (vợ của kiểm lâm Phan Tiến Dũng - người đang thi hành án phạt tù) cho biết: “Trung bình mỗi tuần hai lần chúng tôi đều gửi hồ sơ kêu oan đi khắp nơi.
Cả VKSND Cấp cao và TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đều nói hồ sơ vụ án đã được TAND tỉnh chuyển về TAND Tối cao rồi mà. Nhưng giờ Tòa Tối cao lại yêu cầu cung cấp bản sao”.
Chị Hằng cho biết tranh thủ mùa dịch COVID-19, các con được nghỉ học, chị lại cùng với ba người được hưởng án treo đi kêu oan.
Đến nay ba bị án được hưởng án treo tiếp tục đi kêu oan. Ảnh: CTV
Như PLO phản ánh, tháng 4-2016, kiểm lâm Phan Tiến Dũng để cho Lê Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Thụ và Nguyễn Văn Bảy vào rừng đặc dụng Đăk Uy cưa 0,123 m3 cây gỗ trắc đã chết khô (trị giá hơn 19 triệu đồng).
Theo Thông tư liên tịch số 19/2007 thì hành vi này chưa tới mức bị xử lý hình sự mà chỉ có thể xử phạt hành chính theo Nghị định 157/2013. Dù vậy, hai lần xử sơ thẩm, TAND huyện Đăk Hà vẫn phạt năm bị cáo 11-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Ngày 1-6-2018, TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm lần hai tuyên cả năm bị cáo không phạm tội.
Sau đó, TAND Tối cao đã kháng nghị vụ án. Giữa năm 2019, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm lần hai.
Ngày 12-8-2019, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm lần ba thay đổi quan điểm, chuyển qua giữ nguyên tội danh về tội trộm cắp tài sản và chỉ giảm nhẹ hình phạt cho năm bị cáo (hai bị cáo phải đi thi hành án phạt tù, ba bị cáo được hưởng án treo).
Ông Lê Quốc Khánh (đang thi hành án phạt tù) bật khóc khi có quyết định kháng nghị của TAND Tối cao. Ảnh: NGÂN NGA
Nói về quan điểm vụ án, Cục Kiểm lâm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Sáu (Đoàn TP.HCM, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng cho rằng không đủ căn cứ để xử lý hình sự năm bị cáo về tội trộm cắp tài sản mà chỉ có thể xử phạt hành chính. Do đó hai lần Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga yêu cầu lãnh đạo TAND Tối cao và lãnh đạo VKSND Tối cao báo cáo về vụ án.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng và đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) lại tiếp tục lên tiếng về vụ án. Theo đại biểu Nghĩa, việc xử các bị cáo tội trộm cắp tài sản là trái với Thông tư liên tịch số 19, trái với văn bản hướng dẫn chính thức của chánh án TAND Tối cao (ông Trương Hòa Bình, nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - PV)…
Sau khi TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm lần ba đã bác kháng cáo kêu oan, tuyên cả năm bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản, HĐXX phúc thẩm lần hai (là ba chánh án của ba TAND huyện, từng thống nhất tuyên năm bị cáo không phạm tội) phải làm kiểm điểm.
Tháng 11-2019, chánh án TAND Tối cao có quyết định điều động Chánh án TAND huyện Kon Rẫy Nguyễn Minh Thành (chủ toạ) về làm thẩm phán TAND tỉnh Kon Tum. Ông Phạm Hữu Luân - Chánh án TAND huyện Đăk Glei làm phó chánh án TAND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Riêng ông Trần Phú Lợi - Chánh án TAND huyện Ia H’drai vẫn giữ được chức danh chánh án.
Khi đánh giá, phân loại công chức năm 2019, cả ba chánh án trên đều bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ vì bị xử lý trách nhiệm thẩm phán trong giải quyết vụ án theo Quy định số 120/QĐ-TANDTC.
(PLO)- Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương để đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức.
(PLO)- Vụ đi ăn giỗ về thì nhà bị chiếm ở Đà Nẵng: Công an vào cuộc điều tra; Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định có đủ nguồn tiền để trả cho các trái chủ; Số phận hàng loạt xe sang, bất động sản của Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68.
(PLO)- Tại cuộc họp thẩm định Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng như Cơ quan điều tra trong quân đội.
(PLO)- Hoàng Mạnh Cường - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia đã lập dự án không có thật để lừa bán cho 115 khách hàng, chiếm đoạt hơn 134 tỉ đồng.
(PLO)- Trong trường hợp đương sự (khách hàng) đã chết thì hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bị coi là chấm dứt (trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý có nhiều khách hàng cùng tham gia).
(PLO)- Tại tờ trình Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã nêu lý do không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao.
(PLO)- Các luật sư đã tư vấn, giải thích pháp luật để học sinh đang sinh hoạt tại mái ấm Tân Bình biết và hiểu nhằm áp dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật.
(PLO)- Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao là một trong số ba cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ quan điều tra; có nhiệm vụ chính là điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ.
(PLO)- Chương trình cấp căn cước và tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Bến Thành, TP.HCM mang đến tiện ích, giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung hình phạt chính là chung thân không xét giảm án và hai hình phạt bổ sung là cấm nhập cảnh và giám sát điện tử.
(PLO)- TP.HCM triển khai cấp căn cước, định danh điện tử ngay tại ga Metro số 1, tạo thuận lợi cho người dân tích hợp tiện ích số khi di chuyển công cộng.
(PLO)- Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật nên các hành vi vi phạm sẽ luôn bị xử lý đúng theo quy định, cho dù bạn là ai, sức ảnh hưởng của bạn như thế nào.
(PLO)- VKSND Tối cao đã đưa ra nhiều lập luận khẳng định vai trò và sự cần thiết tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra tại VKSND Tối cao để điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
(PLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công 16 Chuyên án ma túy, bắt giữ, xử lý 1.380 vụ/2.304 đối tượng, thu giữ 583 kg ma tuý các loại.
(PLO)- Tại phần tranh luận, các LS trình bày, đưa ra các tình tiết để xin giảm nhẹ cho các bị cáo; HĐXX nhắc nhở, lưu ý các luật sư về việc xưng hô, dùng từ tại phiên tòa.
(PLO)- Để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật nên có nghị quyết hướng dẫn rõ về trường hợp hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(PLO)- 20 bị cáo trong vụ sử dụng vũ khí quân dụng, giết người, gây náo loạn đường phố ở TP Cần Thơ năm 2023 bị VKS đề nghị mức án cao nhất 15-17 năm tù.