Vướng mắc 'số phận' trường học, công viên trong khu đô thị

Từ năm 2014 đến nay, các chủ đầu tư dự án khu nhà ở, khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn TP.HCM không được quyền đầu tư các phần đất giáo dục, y tế, thể dục thể thao, công viên phục vụ vui chơi giải trí (có mục đích kinh doanh) trong dự án.
Trong khi đó,chủ đầu tư là người bỏ vốn thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) để có quỹ đất và cũng là người bỏ vốn xây dựng toàn bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án.
Muốn xây vẫn phải đợi đấu thầu
Với hạn chế như trên, chủ đầu tư “mang tiếng oan” không thực hiện được đầy đủ trách nhiệm xây dựng các cơ sở dịch vụ, tiện ích trong dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 
Như câu chuyện về công viên chuyên đề rộng 6,4 ha tại khu đô thị Vạn Phúc (Vạn Phúc City) được phê duyệt quy hoạch đầy đủ cách đây hai năm nhưng đến khi triển khai thì thủ tục bị hướng dẫn vòng vòng không hồi kết.
Bà Trịnh Thị Kim Xuyến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc (Van Phuc Group), cho biết: Dự án Vạn Phúc City (gần 200 ha), tập đoàn phải mất gần 20 năm chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan theo quy định. 
Không chỉ dự án, mà riêng hạng mục công viên nước phục vụ dân cư, tập đoàn đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng bồi thường GPMB. Hạng mục này đã được UBND TP phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 4353/2017.
Bà Xuyến cho biết đối tác nước ngoài là Tập đoàn Daemyung đồng ý rót 300 triệu USD xây dựng công viên nước lớn nhất Đông Nam Á này. Đội ngũ kỹ sư đã qua Việt Nam chuẩn bị triển khai với thời gian 18 tháng là đi vào vận hành khai thác giai đoạn 1. Trang thiết bị, máy móc cũng đã đặt từ châu Âu thế nhưng tất cả đều phải dừng lại chờ… đấu thầu. 
“Thiệt hại cho doanh nghiệp và đối tác là rất lớn. Đáng nói đất do chủ đầu tư bồi thường được dùng vào mục đích quy hoạch công viên phục vụ cộng đồng. Các hạng mục tiện ích trong các dự án do chủ đầu tư tư nhân phát triển thì đáng lẽ chủ đầu tư sẽ được ưu tiên triển khai. Thế nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn phải chờ” - bà Xuyến chia sẻ.
Cần ưu tiên chủ đầu tư 
Vướng mắc này của chủ đầu tư Van Phuc Group cũng như các chủ đầu tư khác tưởng như được gỡ nút thắt khi văn phòng UBND TP có Văn bản 855/2020 thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Võ Văn Hoan về trách nhiệm quản lý công trình công cộng tại các dự án xây dựng nhà ở chung cư trên địa bàn TP. 
Theo văn bản này, nhóm đất xây dựng công trình công cộng (công viên cây xanh, bệnh viện, trường học, thể dục thể thao), Nhà nước lập thủ tục quản lý, sau đó mới quyết định chủ trương đầu tư. Trong đó có giải pháp cho thuê, khuyến khích cho chủ đầu tư dự án tham gia đầu tư và khai thác hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định. 
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết khi mang văn bản này tới làm việc với các sở, ngành thì cũng chưa giải quyết được vì từ ngữ chung chung là “khuyến khích”.

Khu công viên chuyên đề trong khu đô thị Vạn Phúc City (khoanh đỏ), chủ đầu tư muốn xây dựng phải chờ đấu thầu. Ảnh: QH

“Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ, UBND TP.HCM xem xét, cho phép các chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các công trình công viên, y tế, giáo dục trong phạm vi dự án nếu có nhu cầu” - bà Trịnh Thị Kim Xuyến, Phó Tổng giám Van Phuc Group, kiến nghị. 
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng điểm bất cập là quỹ đất dự án, trong đó có công viên do chủ đầu tư tự bỏ vốn tạo lập thì tại sao không được tự đầu tư kinh doanh. Thứ hai, quỹ đất này cũng không phải là đất công thì tại sao lại được Nhà nước tổ chức đấu thầu. Lẽ ra TP phải ưu tiên cho chủ đầu tư dự án thực hiện các công trình này.
Do vậy, HoREA kiến nghị cần thiết bổ sung quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện thẩm định; kiến nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị. 
Hiệp hội cũng kiến nghị bổ sung dự án sản xuất, kinh doanh mới có tính chất thử nghiệm trong không gian và thời gian có giới hạn vào khoản đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư. Mục đích để khuyến khích hoạt động đầu tư sáng tạo có tính mới.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, nhận định các dự án công trình công cộng này được phê duyệt quy hoạch chi tiết rồi thì TP nên ưu tiên chủ đầu tư trong khu đô thị đó thực hiện. Chẳng hạn, khu đô thị được chủ đầu tư phát triển ở phân khúc cao cấp nên công viên nước chuyên đề cũng được đầu tư quy mô ngang tầm với hàng trăm triệu USD. 
“Việc chủ đầu tư đầu tư xây dựng các công trình công cộng cần được ưu tiên không qua đấu thầu. Vì chờ đấu thầu sẽ mất thêm nhiều thời gian thủ tục. Công trình công viên, trường học, bệnh viện chậm triển khai thì người dân chịu thiệt trước tiên” - ông Quang nói.•
Hàng chục dự án bất động sản bị “tắc”
Qua rà soát 61 dự án nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT TP.HCM để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Sở Xây dựng là cơ quan tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, có hai dự án bị trùng, ba trường hợp không phải là hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư và một trường hợp đã chuyển tổ công tác đầu tư xử lý. Như vậy chỉ còn 56 hồ sơ.
Trong số này có 17 dự án đã trình báo cáo thẩm định đề nghị UBND TP ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, 18 dự án chưa nhận được ý kiến của các sở ngành, 20 dự án đã yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ nhưng chưa nhận được hồ sơ bổ sung và một dự án nhà đầu tư đã rút hồ sơ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

(PLO)- Nhằm khai thác nước hiệu quả và có giải pháp vận hành hồ chứa hợp lý nhất, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp phối hợp các sở ngành địa phương tổ chức Hội nghị công tác phối hợp điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah đảm bảo sản xuất, dân sinh vùng hạ du và cung ứng điện mùa khô năm 2024.

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

(PLO)- Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

(PLO)- Dịp lễ 30-4 và cao điểm hè, các công ty du lịch thường "ôm" lượng vé máy bay lớn cho khách đoàn, do vậy giá vé còn lại trên hệ thống bị đẩy lên cao.

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

(PLO)- Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3) và 20 năm Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động tình nguyện thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ.

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

(PLO)- Dự báo nắng nóng vẫn tiếp diễn, sang tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao nhất là trên 39 độ C.

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

(PLO)- Một trong những nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến việc có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.