'Xâm lăng văn hoá đang vào tận phòng ngủ của mỗi gia đình'

(PLO)-  Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết Việt Nam hiện đang tồn tại một thực trạng gọi là 'xâm lăng văn hoá'.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-12, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết hiện nay, bên cạnh lực lượng chính thống chúng ta quan sát và quản lý được thì có một lực lượng sáng tạo nội dung trên mạng mang về doanh thu lớn.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đề xuất trong chuyển đổi số phải dùng cả công nghệ và các phương pháp khác để quan sát được đầy đủ lĩnh vực này, có bộ đo chính thức, chính xác, đầy đủ và không nhầm.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhắc đến 'xâm lăng văn hoá'
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhắc đến "xâm lăng văn hoá" trong phát biểu của mình. Ảnh: NHẬT BẮC.

Đề phòng xâm lăng văn hoá

Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng bày tỏ, hiện nay, chúng ta đang chứng kiến thực trạng gọi là "xâm lăng văn hóa" vào tận phòng ngủ của mỗi gia đình, hiện diện trên điều khiển tivi,; xem YouTube, các kênh nước ngoài dễ hơn truyền hình Việt Nam.

Để lập lại trật tự và cân bằng ở lĩnh vực này, từ năm 2024, Bộ TT&TT đề nghị tất cả các nền tảng ti vi thông minh của Việt Nam phải cài sẵn các ứng dụng về báo chí, truyền hình.

Tới đây nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ TT&TT và Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp đề xuất bắt buộc cài sẵn ứng dụng nền tảng OTT lên các sản phẩm thiết bị thông minh.

“Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của Bộ Công Thương ở lĩnh vực này. Bộ TT&TT sẽ sớm đề xuất một số thể chế, đặc biệt trong hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Báo chí lần này đưa chính sách xuất khẩu các sản phẩm văn hóa thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình trên không gian số”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.

TP HCM xác định công nghiệp văn hoà là ngành tiềm năng

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin TP.HCM xác định công nghiệp văn hoá là ngành mới, rất tiềm năng và sẽ có đóng góp tỉ trọng rất lớn vào sự phát triển của thành phố.

Chính vì vậy tháng 10 vừa qua, TPHCM đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp văn hoá của thành phố đến năm 2030. Với đề án này, chúng tôi tập trung các ngành như nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo thời trang, triển lãm, điện ảnhdu lịch văn hoá.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, để triển khai phát triển văn hoá, vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển các thiết chế văn hoá, hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm văn hoá, nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá, quảng bá, hợp tác quốc tế… là những trọng tâm.

Cũng theo ông Phan Văn Mãi, những kiến nghị Thủ tướng sau hội nghị sẽ là định hướng cho các ngành chủ lực của công nghiệp văn hoá trong các địa bàn trọng điểm, nên có trọng tâm để có sự phân công, phối hợp và có sự đầu tư. Đó là vấn đề thứ nhất.

Vấn đề thứ hai là khung pháp lý, chính sách để phát triển công nghiệp văn hoá. Nên lấy doanh nghiệp, những người lao động trong lĩnh vực sáng tạo ngành công nghiệp văn hoá này là trọng tâm để chúng ta thiết kế.

xam-lang-van-hoa-vao-tan-phong-ngu-cua-moi-gia-dinh-1253.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin, TP.HCM xác định công nghiệp văn hoá là ngành mới, rất tiềm năng. Ảnh: NHẬT BẮC.

Ngoài ra, cần có những quy định của pháp luật, quy chuẩn. Khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh chính sách về tiếp cận đất đai, tín dụng, thuế… nên chú ý vào các cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá, tiếp cận với ngành công nghiệp sáng tạo chứ không như các ngành công nghiệp truyền thống. Bên cạnh đó, Chủ tịch TP.HCM cho biết nên có nghị quyết của Chính phủ để từ đó sẽ dành nguồn lực từ ngân sách để đầu tư, kiến tạo những động lực cho phát triển ngành công nghiệp này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm