Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng

(PLO)- Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19-12-2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030, Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc trung ương.

Hải Dương được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng
Hải Dương được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong ảnh: Khu công nghiệp Đại An, Hải Dương. Ảnh: Thành Chung

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương; là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

Mục tiêu cụ thể, quy hoạch tỉnh Hải Dương nêu rõ đến năm 2030, Hải Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Trong đó, tỷ trọng GRDP công nghiệp – xây dựng là chủ đạo với khoảng 62,7%, dịch vụ chiếm 24,1%, sau đó đến thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.

bon-tru-cot-de-hai-duong-co-the-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-dong-luc-cua-vung-dong-bang-song-hong-2-6948.jpg
Khu công nghiệp Đại An, Hải Dương. Ảnh: Thành Chung

Với mục tiêu là tỉnh công nghiệp hiện đại, phương hướng phát triển công nghiệp được đề ra với bốn trụ cột chính, bao gồm: Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

Hải Dương cũng đề ra ba vùng để rõ hướng phát triển công nghiệp gồm: vùng công nghiệp động lực (lõi trung tâm) tại huyện Bình Giang, huyện Thanh Miện; vùng công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng; vùng công nghiệp nặng, chế biến nông lâm thủy sản và năng lượng sạch tại thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ và một phần huyện Ninh Giang.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm