Xây dựng thương hiệu du lịch vùng giữa TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long

(PLO)- Chương trình liên kết du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận cùng những con số ấn tượng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16-12, tại An Giang, Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã được tổ chức.

Tham dự hội nghị có bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; bà Huỳnh Thị Ngọc Diễm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra còn có đại diện các Sở Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá Thông tin, Thể thao và Du lịch cùng Các trung tâm xúc tiến thương mại…của các tỉnh, thành liên quan.

Nhiều sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL được các doanh nghiệp giới thiệu tại hội nghị.

Nhiều sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL được các doanh nghiệp giới thiệu tại hội nghị.

Đại diện báo cáo tóm tắt chương trình liên kết khu vực cụm phía Tây ĐBSCL, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: Năm 2022 là năm các địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới. Trên cơ sở kế hoạch chung, mỗi địa phương lồng ghép các hoạt động vào các chương trình, kế hoạch của đơn vị để triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ông Hiện cho biết, năm 2022, cụm phía Tây ĐBSCL đón khoảng 29 triệu lượt khách tham quan du lịch. Trong đó, khách quốc tế khoảng 350 nghìn lượt. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 28.000 tỉ đồng.

Các tỉnh, TP trong cụm phía Tây thường xuyên chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến; công tác quy hoạch, xây dựng các chương trình, đề án phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng tập trung xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị đặc trưng của mỗi địa phương; tăng cường phối hợp các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết: Với chính sách kích cầu du lịch rất hấp dẫn của các tỉnh, thành trong liên kết sẽ là thời điểm vàng và điều kiện thuận lợi cho thị trường du khách quốc tế. Thị trường khách nội địa vẫn là thị trường trọng điểm và chiếm 2/3 số du khách đến các tỉnh, thành. TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL với lợi thế thoả thuận liên kết, cần thúc đẩy hơn nữa dòng khách hai chiều.

“Nếu làm bài toán hoán đổi, 1/3 của 10 triệu dân ở TP.HCM về du lịch ở ĐBSCL và 1/3 của 20 triệu dân của 13 tỉnh, thành ĐBSCL đến du lịch ở TP.HCM, sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn trước mắt của doanh nghiệp, xoá bỏ dần tâm lý e ngại du lịch của người dân” – bà Hiếu nhận định.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhận định: Theo các dự báo mới nhất của các tổ chức du lịch quốc tế và các đơn vị tư vấn, du lịch thế giới có khả năng đạt được mức tăng trưởng như năm 2019 vào năm 2024, sớm hơn 1 năm so với các dự báo cũ.

Điều đó có nghĩa là, du lịch TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đang đứng trước cơ hội rất lớn để tăng tốc phát triển nhưng cũng đồng thời đứng trước thách thức không nhỏ so với các điểm đến khác trong khu vực, đặc biệt là đối với thị trường khách du lịch quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị

“Tuy nhiên, với sự chủ động, quyết liệt phối hợp chặt chẽ của 14 tỉnh thành trong liên kết với các kế hoạch cụ thể hàng năm, TP.HCM tin tưởng rằng, chúng ta có thể xây dựng thương hiệu du lịch vùng giữa TP.HCM và ĐBSCL trở thành thương hiệu du lịch mạnh của Việt Nam và cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực” – bà Thắng nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm