Xử nghiêm tội phạm tham nhũng, nâng tỉ lệ thu hồi tài sản trên 60%

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký thay Thủ tướng, ban hành quyết định số 1944 phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16-8-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Chương trình được ban hành có mục tiêu chung là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; củng cố, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm.

Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị tuyên chung thân về tội nhận hối lộ, trong vụ án liên quan thương vụ MobiFone-AVG

Về mục tiêu cụ thể, chương trình hướng tới chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỷ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh.

Cùng với đó, chương trình đặt mục tiêu bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công hằng năm đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại…

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chương trình đặt ra là nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm. Trong đó, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả 15 đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để hoạt động, tội phạm về ma túy, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Chỉ dấu đáng chú ý về thiết chế chỉnh đốn Đảng
Chỉ dấu đáng chú ý về thiết chế chỉnh đốn Đảng
(PLO)- Trong dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo có thể sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để Ban chỉ đạo chỉ đạo cả công tác “phòng chống tiêu cực”, gắn liền với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.