Những cây bút bạc tỉ - Bài 3: Trầm Hương kiếm tiền tỉ từ máu và nước mắt

Hơn 30 năm viết như phát rồ để cho ra gia tài văn chương đồ sộ mà nhà văn Trầm Hương vẫn còn ước sao trời đừng có đêm để chị không phải... đi ngủ, để có thêm thời gian viết: “Tôi thực tế, thậm chí thực dụng lắm, viết cái gì ra tiền là tôi viết liền”.

Hiện nay ở cái tuổi sắp nghỉ hưu, tác giả của Đêm trắng Đức Giáo Tông, Đêm Sài Gòn không ngủ... vẫn “cày chữ” cật lực gửi 20.000 USD mỗi năm cho con gái đang du học ở Mỹ và chuẩn bị cho con trai cũng sắp du học vào cuối năm nay.

Kiếm 20 lượng vàng từ Người đẹp Tây Đô

Phim Người đẹp Tây Đô thành công, cặp đôi vai diễn Bạch Cúc - Bạch Vân đưa tên tuổi hai diễn viên Việt Trinh và Hồng Ánh nổi đình nổi đám. Ít người biết trước thành công đó, vào đầu những năm 1990, nhà văn Trầm Hương - mẹ đẻ của Người đẹp Tây Đô đã có gần hai năm nung mình trong cái nóng hầm hập của căn gác mái tôn thuê ở Vũng Tàu, cặm cụi và đơn độc viết để cho ra đời cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ cuộc đời bà Lâm Thị Phấn. Tiểu thuyết Người đẹp Tây Đô sau đó được đăng dài kỳ trên báo Tuổi Trẻ, trả chị được tổng cộng 20 triệu đồng nhuận bút. Rồi hãng phim TFS đặt hàng chị chuyển thể tiểu thuyết thành 16 tập kịch bản phim, trả chị 5 triệu đồng/tập.

Thời điểm đó, nhà văn Trầm Hương nhớ lại, vàng bán 500.000 đồng/chỉ. Với hơn 100 triệu đồng kiếm được từ Người đẹp Tây Đô, thay vì mua 20 lượng vàng, nhà văn Trầm Hương quyết thoát kiếp ở nhà thuê, mua căn hộ chung cư ở khu Bàu Cát, Tân Bình giá 55 triệu đồng. Số còn lại, chị gửi bạn chơi chứng khoán. May sao bạn chị chơi chứng khoán có lời.

Đến bây giờ nhà văn Trầm Hương vẫn coi 100 triệu đồng từ Người đẹp Tây Đô là khoản tiền kiếm được đáng nhớ nhất trong cuộc đời cầm bút của chị. Chị bảo không thể nào quên cảm giác vui sướng đứng trong căn nhà mới, với ý thức mình hoàn toàn có thể sống yên ổn bằng những con chữ cần cù, chắt chiu của mình.

Trầm Hương - người đàn bà da bánh mật, mặt chữ điền, mắt lá răm, má lúm đồng tiền… trách sao không đa cảm, đa đoan và viết sung sức lạ kỳ! Ảnh: H.THU

Mua đất, đổi nhà gần chục tỉ

Có được nhà riêng, nhà văn Trầm Hương vẫn viết không ngưng nghỉ. Không chỉ viết văn, làm thơ, Trầm Hương còn viết sử, viết hồi ký, viết kịch bản phim, làm truyền thông, thuyết minh bảo tàng… Luôn luôn, trong một lúc chị phải làm nhiều việc, việc này hỗ trợ việc kia.

Năm 2001, nhà văn Trầm Hương bán căn chung cư ở Bàu Cát, dồn thêm tiền mua nhà ở đường Lê Đức Thọ, Gò Vấp. Căn nhà này lúc đó rất đắt, hơn 100 cây vàng, được cái rộng, đẹp như lâu đài. Ở đến năm 2012, thấy các con đi học xa, chị chuyển nhà về đường Cô Giang, Phú Nhuận đến nay. Nhà hiện nay diện tích chỉ bằng 1/3 căn nhà ở Gò Vấp nhưng giá lại đắt hơn gấp ba lần. Chỉ riêng tiền đất chị mua đã mất 3,7 tỉ đồng, xây hơn 2 tỉ đồng.

Hiện nay theo người dân khu vực này, căn nhà đẹp hai tầng lầu của nhà văn Trầm Hương có giá khoảng 8 tỉ đồng.

Gõ chữ bằng mười đầu ngón tay tứa máu

Nhà văn Trầm Hương thích câu thơ của Trương Kim Dung: Không thành đạt cũng không sao/ Miễn đừng làm người độc ác. Mà độc ác với chị là làm mẹ mà không chu toàn được trách nhiệm một người mẹ. Người đàn bà chưa bao giờ vô dụng đã yêu điên cuồng và cũng chịu trách nhiệm đến điên cuồng. Làm một người mẹ đơn thân của hai đứa con, chị có những ngày tháng “mài chữ ra để kiếm tiền nuôi con một mình, rồi cũng mang chữ đi đổi sữa nuôi con”, như cách nói của chị.

Sau khi sinh con gái Kỳ Nam 20 ngày, chị đã phải ngồi vào máy chữ gõ thâu đêm để kiếm tiền mua sữa cho con. Chị kể: “Chiếc máy chữ cũ kỹ, khô dầu, cọc cạch. Tôi ngồi gõ mà nước mắt trộn lẫn mồ hôi làm mắt tôi cay xè. Tôi đưa tay vuốt mặt, giật mình nhận ra mặt mình đầy máu. Nhìn xuống, tôi thấy mười ngón tay mình tứa máu. Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra lời khuyên của người lớn, sinh con còn non ngày tháng rất kỵ đánh máy chữ, bởi những đầu dây thần kinh lúc đó rất mong manh, sẽ ảnh hưởng tim”.

Nhà văn Trầm Hương chia sẻ, lương ở cơ quan Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đủ để chị tằn tiện nuôi sống được cả nhà trong mười bữa, nửa tháng. Nửa tháng còn lại chị phải cật lực viết để vừa nuôi sống vừa tích lũy cho con. Chi phí cho chuyện học hành của hai con ngày càng ngốn của chị số tiền mà chị nói là “vô thiên lủng”. Tính riêng chuyện cho hai con học tiếng Anh từ nhỏ, tổng cộng các khóa học rồi thi SAT, thi TOEFL tốn đến vài trăm triệu đồng. Chị bảo: “Khổ nỗi các con mình nhà nghèo mà toàn mê học những môn mắc tiền. Con mê nhạc, có năng khiếu âm nhạc, nỡ nào mình không cho con học. Tôi mời thầy về nhà dạy nhạc cho con, một giờ tốn từ 600.000 đến 1 triệu đồng”.

Nuôi hai con du học Mỹ

Nhà văn Trầm Hương nuôi dạy con với mong muốn sao cho các con trở thành những “công dân toàn cầu”. Hai con chị đều có năng khiếu nghệ thuật và học rất giỏi. Con gái Kỳ Nam học khoa piano Nhạc viện TP.HCM, giành được học bổng trường nhạc ở Mỹ. Dù em được học bổng nhưng chi phí ăn ở, sinh hoạt vẫn phải tự túc. Và dĩ nhiên khoản tự túc này lại chất gánh nặng lên người mẹ ở quê nhà. Kỳ Nam đang học năm thứ hai ở Mỹ. Dù em luôn tiết kiệm hết mức, “thèm một cục kẹo cũng không dám ăn” như lời em chia sẻ với mẹ và đi làm thêm thì mỗi năm nhà văn Trầm Hương vẫn phải gửi sang cho con gái 20.000 USD.

Con trai Đức Nam của chị đang học lớp 12 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng đang chọn trường du học vào cuối năm nay. Nỗi lo khoản tiền chục ngàn đô lại tăng lên. Tất cả đều trông cậy vào ngòi bút của chị.

Lâu nay, viết lời bình cho phim, viết kịch bản phim tài liệu cũng đem lại cho chị nguồn thu đáng kể. Viết lời bình cho phim, chị được thù lao 3,5 triệu đồng/tập. Vừa rồi chị viết… 100 tập kịch bản phim tài liệu Huyền thoại những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với thù lao 5 triệu đồng cho mỗi tập, chị bỏ túi gọn gàng nửa tỉ đồng.

Trầm Hương tự trào, chẳng biết thể trạng mình “làm bằng cái chất gì” mà nhiều hôm chị thức trắng vẫn tỉnh queo: “Cũng may tôi không lấy được ông chồng nào, chứ đàn ông nào chịu được bà vợ thức như con ma”. Sáng ngày chị tỉnh táo, đi làm bình thường. Tuy vậy, chị vẫn chú ý giữ gìn sức khỏe bằng cách tập thể dục đều đặn, chơi cầu lông, tập yoga…

Bởi còn sức là chị còn viết, còn viết là còn kiếm tiền trong hành trình làm mẹ, làm nhà văn không mệt mỏi.

“Nấu bữa cơm, mẹ mất 2 triệu đồng”

Nhà văn Trầm Hương cho rằng như sự bù đắp của ông trời, chị chưa bao giờ phải rầy la các con phải thế này thế kia, mà ngay từ tấm bé, cứ chị bảo em, hai con chị đều rất ngoan, tự giác học hành chăm chỉ. “Có lẽ do các con nhìn vào cách tôi làm việc. Chúng tự hiểu tôi phải gõ gõ, viết viết liên tục thì mới nuôi sống được cả gia đình, còn trách nhiệm của chúng là ngoan ngoãn, học thật giỏi”.

Thời gian viết đối với chị đúng thật là vàng là bạc. Chị nhớ có lần nhà cúp điện, chị ngưng viết, ngồi chơi với các con. Con gái chị đột nhiên kêu lên hốt hoảng: “Trời ơi, sao mẹ không viết. Mẹ không chịu viết thì nhà mình sống làm sao!”. Cho nên chị cười, bảo ba mẹ con chị từ đó ngầm hiểu với nhau, lúc sung sướng nhất là lúc nhà... cúp điện.

Nhà văn Trầm Hương được mẹ dạy nấu nướng, làm bánh, may vá, cấy mạ, cắt lúa, bó lá dừa… tháo vát từ nhỏ. Chị vì vậy nấu ăn rất ngon và thích nấu ăn cho các con. Có lần hai con chị vòi vĩnh được mẹ nấu cho ăn, thay vì dì Hai - người giúp việc. Chị nói với các con: “Dì Hai nấu cho tụi con ăn thì bữa cơm mất 200.000, còn mẹ nấu thì mất 2 triệu đồng. Bởi vì hai tiếng đồng hồ mẹ bỏ ra nấu ăn, mẹ có thể viết được một bài báo nhuận bút 2 triệu”. Từ đó hai con chị không dám bảo thích mẹ nấu cơm nữa.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…