Những nhân chứng bị lãng quên:

Vụ thảm sát Cát Bay: Kỳ 1 - Cuộc hành quân ‘Sang et feu’

Vết thương của vụ thảm sát giờ vẫn đang nhức nhối trong lòng họ và họ sẵn sàng đi khắp nơi để kể về nỗi đau tột cùng mà họ đã phải gánh chịu. Nhìn lại vụ thảm sát, không phải để nhắc lại một chứng tích hết sức đau thương của quá khứ mà để hiểu rõ một sự kiện lịch sử không thể lãng quên để cảnh giác, để phấn đấu cho hòa bình, để không còn nơi nào trên trái đất này xảy ra thảm cảnh như Cát Bay…

Nước mắt, máu và lửa!

Ông Sáu Thời thắp nhang tưởng nhớ toàn bộ gia đình mình đã bỏ mạng trong vụ thảm sát tang thương. Ảnh Phương Nam

Sáng 20-2-1951 nhằm đúng ngày rằm tháng Giêng năm Tân Mão, hai tiểu đoàn lính Âu-Phi và Lê Dương dưới sự chỉ huy của quan ba Pháp De Lasol bất ngờ đổ bộ vào làng Cát Bay (thôn Đông Bình, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) trong cuộc hành quân mang tên Sang et feu (máu và lửa).

Đúng như tên gọi, cuộc hành quân này diễn ra đầy lửa, nước mắt và máu của những nạn nhân bởi khi bị bắn giết, hãm hiếp họ không biết điều gì đã xảy ra và ập đến với họ. Hai tiểu đoàn của quân đội Pháp đã thực hiện cuộc thảm sát vô cùng dã man, giết chết không toàn thây 311 người phần lớn đều là phụ nữ, trẻ em và thường dân vô tội. Hơn 50 người khác bị thương; hơn 200 nóc nhà bị thiêu rụi; hàng trăm trâu bò, gia súc cũng bị giết sạch. Cuộc thảm sát diễn ra vào sáng sớm khi hầu hết những người trong làng Cát Bay đang ăn cơm sáng chuẩn bị ra đồng. Chưa kịp buông đũa, họ đã hoảng hốt khi thấy hàng trăm lính Âu-Phi xả súng vào từng nhà.

Gia đình ông Trần Giác và Lục Minh Huệ gồm có tám người bị bắn chết đầu tiên khi miệng còn đầy cơm. Gia đình ông Phạm Tôn bị lùa ra trước sân xả súng bắn chết cả 22 người, chỉ còn hai đứa cháu ngoại may mắn thoát chết. Chị Phạm Thị Nừng, mới sanh con không chạy kịp bị một nhóm lính thay nhau hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê cắt vú, xẻo tai, ném cả chị và đứa trẻ sơ sinh vào lửa. Thấy người thân bị bắn chết quá đau lòng, bà Phạm Thị Thời nhào ra gào thét cũng bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ.

Cuộc hành quân “Máu và lửa” chia làm ba cánh, từng nhóm lính khát máu lần lượt đến từng nhà thi nhau hãm hiếp, bắn giết, đốt nhà theo kế hoạch đã được định sẵn. Khi đến giữa làng, chúng vào nhà ông Lý Thóc gọi ông, vợ và con gái ra đứng trước sân. Biết van lạy cũng không được quyền sống, ông Lý Thóc kêu con gái là chị Lý Thị Năm lúc đó 20 tuổi ra núp sau lưng ông. Lập tức hai tên lính lạnh lùng xả súng bắn chết cả hai vợ chồng ông Lý Thóc. Thấy người chị Lý Thị Năm đầy máu, tưởng đã chết nên một tên chỉ đến phóng lửa đốt nhà rồi bỏ đi. Đêm đó, sau khi hai tiểu đoàn nói trên rút về căn cứ, chị Năm được cứu sống và mới qua đời vài năm gần đây. Có một câu vè hát theo kiểu bài chòi về câu chuyện cảm động này, nay vẫn còn được truyền miệng ở huyện Tuy Phong:

                Muốn cho con sống ở đời

                Trước giờ sắp chết dặn lời lâm chung

                Con nên nằm núp sau lưng

                Giữ được trọn tiết, thoát vòng lâm nguy

                Cha mẹ giặc bắn chết ngay

                Ngã lên mình chị thấm đầy máu loang….(*)

178 hay 311 người bị giết chết ?

Tượng đài vụ thảm sát Cát Bay. Ảnh Phương Nam

Cuộc hành quân “Máu và lửa” của quân đội Pháp vào làng Cát Bay ngày 20-2-1951 là một cuộc thảm sát có kế hoạch, có phương pháp. Ba cánh quân được chia làm nhiều tốp và có nhiệm vụ rõ ràng. Tốp này bắn giết, tốp khác đốt nhà, giết trâu bò và tốp sau cùng kiểm tra nếu thấy người nào còn sống sẽ kết liễu!

Ngay cả người tu hành, bọn chúng cũng không tha. Hòa thượng Thích Minh Đức lúc đó 33 tuổi đang tụng kinh tại gia bị một tốp lính xộc vào nhà bắn chết ba người và ông bị trúng đạn ngay bụng rồi bỏ đi. Căn nhà bị đốt cháy, ông gắng gượng bò ra ngoài và được cứu sống. Sau này ông từng là trụ trì chùa Cổ Thạch (Tuy Phong); Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Thuận và mới qua đời vào đầu năm ngoái.

Theo cuốn Lịch sử Tuy Phong 1930- 1954 do Đảng bộ huyện Tuy Phong in năm 1983, trang 241, ghi: “Ngày 20-2-1951, địch huy động một trung đoàn lính Âu- Phi càn qua vùng Cát Bay với chủ trương đốt sạch, giết sạch, phá sạch. Chúng đã giết hại 178 người, bị thương hơn 50 người, nhà nào cũng có người chết, bị thương; đốt hơn 200 nóc nhà, giết hàng trăm trâu bò. Dồn số dân còn sống sót ở các thôn Gộp, Long Thanh về Long Hương…”.

Còn trong cuốnBình Thạnh-truyền thống cách mạng và văn hóa in năm 1996, trang 75, nêu: “Do tinh thần triệt để bất hợp tác với giặc mà trong trận tàn sát khốc liệt này, 250 đồng bào yêu nước đã bị sát hại”. Tuy nhiên theo ông Châu Thanh Thiên con số 311 người là chính xác nhất và khi ông công bố đều được tất cả mọi người đồng tình, nhờ thế nhiều người may mắn sống sót đã tìm lại được gia tộc, mồ mả của ông cha mình. Được biết, ông Châu Thanh Thiên là cháu ngoại của ông Phạm Tôn, gia đình chết nhiều nhất trong vụ thảm sát gồm 22 người. Sau vụ thảm sát gia đình ông chỉ còn lại ông và đứa em trai kế tên Châu Đường nương nhau mà sống.

Trước đây, ông Thiên cho biết suốt gần 20 năm ông đã dày công sưu tập, tìm kiếm. Sau đó ông đã hệ thống đầy đủ toàn bộ tên tuổi, gia đình của 311 người chết, trong đó có 14 gia đình gồm 96 người tuyệt tự, không còn người nhang khói. Tháng 7-2007, ông Thiên qua đời ở tuổi 81 và những nhân chứng sống trong vụ thảm sát Cát Bay đẫm máu năm nào nay chỉ còn lại tám người. Tất cả họ đều sống lặng lẽ, luôn ám ảnh về vụ giết chóc tàn nhẫn vào rằm tháng Giêng năm Tân Mão. Mỗi năm vào ngày này họ đều tập hợp, hùn nhau bỏ tiền túi cho ngày giỗ chung của làng và ngày rằm tháng Bảy âm lịch, ngày Xá tội vong nhân với hương hồn những người đã khuất.

-------------------------------------------------------------------------------------------------

(*). Đoạn thơ sử dụng trong bài đều là của ông Châu Thanh Thiên, một nhân chứng trong vụ thảm sát.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…