1. Khoai tây: Cắt khoai tây sống chà lên vùng bị cháy nắng đau nhức nhất để chữa trị. Với vết cháy nắng nặng hơn, nên nghiền một củ khoai tây lạnh để đắp.
2. Yến mạch: Dùng bột yến mạch để tắm hoặc ngâm để chống cháy nắng. Bạn cũng có thể bọc yến mạch khô trong vải, đổ nước mát lên, dùng dung dịch này đắp trong vòng 2-4 tiếng.
3. Trà xanh: Trà xanh không chỉ giúp giảm cân mà chất catechin còn có thể phòng, chống các tia nắng có hại. Đồng thời acid tannic giúp làm dịu vết cháy nắng. Uống hai ly trà mỗi ngày tăng cường khả năng chống nắng. Nếu bị sưng mặt, bạn bỏ hai túi trà vào nước mát, đắp lên mắt.
4. Lựu: Lựu giàu acid ellagic giúp phòng, chống tia UVA và UVB. Chất chống ôxy hóa và chống sưng viêm tăng cường khả năng bảo vệ da.
5. Dâu tây: Chứa chất tannin làm giảm đau nhức cho vết cháy nắng. Cắt dâu đắp lên vết cháy nắng trong vài phút giúp giảm đau.
6. Dưa leo: Dưa leo giúp làm dịu cháy nắng với nhiều chất chống nắng, đồng thời không chứa chất bảo quản hay hương liệu. Đắp mặt nạ dưa leo giúp giảm cháy nắng, bảo vệ da. Dùng nước dưa leo ép với glycerin và nước hoa hồng thoa trên da phòng được cháy nắng.
7. Ổi: Ổi giàu vitamin C, chất chống ôxy hóa giúp làm lành da.
8. Giấm trắng: Giấm chứa acid acetic, là chất chống sưng viêm có khả năng bảo vệ da. Thoa giấm trắng lên da cháy nắng giúp giảm đau trong vòng 20 phút.
9. Cà chua: Trong nghiên cứu, người ăn năm muỗng nước ép cà chua giàu lycopene mỗi ngày trong vòng ba tháng có khả năng chống cháy nắng tự nhiên cao hơn đến 25%.
10. Lô hội: Cắt lá lô hội và lấy nước thoa lên vùng da cháy nắng để làm dịu da.
11. Xà lách: Chứa chất giảm đau tự nhiên. Nấu lá xà lách với nước, lọc lại và để nước này trong tủ lạnh vài giờ rồi lấy bông gòn thoa lên vùng da bị cháy nắng.
12. Sữa: Sữa tạo màng bảo vệ protein trên da, làm dịu cháy nắng. Bạn nên dùng sữa mát thay vì sữa lạnh, đắp trong vòng 15-20 phút, lặp lại trong vòng 2-4 giờ.
13. Sôcôla đen: Sôcôla chứa chất catechin và côcôla tăng cường khả năng bảo vệ da, cung cấp thêm dưỡng chất và oxygen giúp da giữ nước, dày hơn.