5 loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo Healthline, ung thư là một căn bệnh phức tạp. Có nhiều loại ung thư khác nhau, cũng như nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất cần xem xét là chế độ ăn uống của bạn.

Đó là bởi vì một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm có liên quan đến nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn. Dưới đây là  các loại thực phẩm và đồ uống cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Đồ chiên rán

Khi thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, một hợp chất gọi là acrylamide được hình thành. Điều này có thể xảy ra trong quá trình chiên, nướng và quay.

Ăn quá nhiều cá viên chiên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ảnh: NHẬT LINH

Thực phẩm giàu tinh bột chiên rán đặc biệt chứa nhiều acrylamide, chẳng hạn như khoai tây chiên.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, acrylamide làm hỏng DNA và gây ra quá trình apoptosis hoặc chết tế bào.

Ăn nhiều đồ chiên cũng làm tăng rủi ro cho bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Những điều kiện này có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ ung thư.

Đường và carbohydrate tinh chế

Thực phẩm có đường và tinh bột tinh chế có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các thực phẩm này bao gồm: đồ uống có đường, bánh nướng, ngũ cốc có đường, bánh mì trắng,…

Ăn nhiều thức ăn có đường, nhiều tinh bột có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Theo nghiên cứu, cả hai điều kiện này đều thúc đẩy quá trình viêm và stress oxy hóa, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Việc hấp thụ nhiều đường và carbohydrate tinh chế cũng có thể dẫn đến mức đường huyết cao. Theo nghiên cứu, đây có thể là một yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng.

Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của carbohydrate tinh chế, hãy cố gắng hoán đổi các loại thực phẩm này bằng các loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn như: gạo lứt, yến mạch, mì ống nguyên chất,…

Rượu

Khi bạn tiêu thụ rượu, gan của bạn sẽ phân hủy rượu thành acetaldehyde, một hợp chất gây ung thư.

Rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: NHẬT LINH

Theo một đánh giá được công bố trên NCBI, acetaldehyde thúc đẩy tổn thương DNA và stress oxy hóa. Nó cũng can thiệp vào chức năng miễn dịch, khiến cơ thể bạn khó nhắm mục tiêu các tế bào tiền ung thư và ung thư.

Ở phụ nữ, rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có liên quan đến nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen cao hơn.

Thịt chế biến

Thịt đã qua chế biến là các loại thịt đã được tẩm ướp muối và các gia vị khác nhau, được bảo quản, lên men, xông khói, xử lý và đóng hộp. Hầu hết các loại thịt đã qua chế biến là các loại thịt đỏ.

Một số loại thịt đỏ đã qua chế biến chẳng hạn như xúc xích, lạp xưởng, thịt bò khô,…

Các phương pháp được sử dụng để chế biến các loại thịt có thể tạo ra chất gây ung thư.

Theo một đánh giá từ Viện Y tế Quốc gia, Hoa Kỳ cho biết, việc xử lý thịt bằng nitrit có thể tạo thành chất gây ung thư được gọi là hợp chất N-nitroso. Thịt hun khói cũng có thể dẫn đến hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) gây ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thịt đã qua chế biến là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, họ cũng phát hiện ra rằng nó có liên quan đến ung thư dạ dày và tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo Healthline.

Thực phẩm nấu quá chín

Thực phẩm nấu quá chín, đặc biệt là các loại thịt, có thể tạo ra chất gây ung thư.

Theo một đánh giá được công bố trên NCBI, nấu thịt với nhiệt độ cao sẽ tạo ra PAHs và amin dị vòng (HCAs) gây ung thư. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi DNA của các tế bào của bạn.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cũng cho rằng, nấu quá chín thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây có thể làm tăng sự hình thành acrylamide.

Đồ nướng có thể gây ung thư. Ảnh: NHẬT LINH

Thay vì nấu với nhiệt độ cao hoặc trên ngọn lửa trần như phương pháp nướng thịt, chiên thịt,…  Hãy thử phương pháp lành mạnh hơn như nấu trong nồi áp suất, luộc, nướng hoặc rang ở nhiệt độ thấp,… để giảm nguy cơ nhiễm chất gây ung thư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm