6 tháng, xử lý 338 vụ vi phạm giao thông đường sắt

(PLO)- Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai quyết định của Thủ tướng phê duyệt đồ án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trong sáu tháng đầu năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đó, đường sắt Bắc - Nam là tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn TP.HCM có chiều dài khoảng 14 km. Tuyến đi qua các quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh và TP Thủ Đức.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng 24 vị trí đường ngang - đường sắt, trong đó có 20 đường ngang có người gác, bốn đường ngang không có người gác.

Hiện không có đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt, chỉ có hai lối đi dân sinh tự mở đi dưới cầu đường sắt tại rạch Lăng (quận Bình Thạnh). Dự kiến trong năm 2022, UBND quận Bình Thạnh sẽ xóa bỏ lối đi tự mở này.

Theo Sở GTVT, tất cả đường ngang đều có hệ thống biển báo đầy đủ, thường xuyên được kiểm tra và bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn. Các đường ngang không có người gác đều được bố trí lực lượng thanh niên xung phong trực để cảnh báo từ 6 giờ đến 22 giờ.

Tình hình tai nạn giao thông: Từ ngày 15-12-2021 đến 14-6 năm nay, xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường sắt làm chết một người, giảm một vụ so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do người đi bộ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Báo cáo cũng cho biết về công tác xử lý vi phạm: Từ ngày 15-12-2021 đến 14-6 năm nay, cơ quan chức năng xử lý 338 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt, với số tiền xử phạt gần 153 triệu đồng.

Đường sắt Bắc - Nam là tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn TP.HCM có chiều dài khoảng 14 km. Ảnh: THY NHUNG

Đường sắt Bắc - Nam là tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn TP.HCM có chiều dài khoảng 14 km. Ảnh: THY NHUNG

TP.HCM cũng đã phối hợp với ngành đường sắt tổ chức kiểm tra, rà soát và khắc phục kịp thời các thiếu sót, hư hỏng hệ thống biển báo hiệu giao thông, vạch sơn, thông tin tín hiệu tại các vị trí đường bộ giao đường sắt.

Tuy nhiên, Sở GTVT TP cho biết ý thức chấp hành an toàn giao thông đường sắt của một bộ phận người dân chưa tốt, vẫn còn tình trạng tự ý phá hàng rào, leo qua hàng rào bảo vệ để vào khu vực đường sắt. Một số khu vực vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt như họp chợ, buôn bán trong khu vực đường ngang, để đồ, kê bàn ghế ngồi, phơi quần áo, đổ xà bần, trồng cây...

Việc giải tỏa các công trình kiến trúc nằm trong hành lang an toàn đường sắt và giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ và đường sắt, bảo đảm bề rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định vẫn chưa thực hiện được. Điều này là do TP.HCM là khu vực đô thị đông dân cư, chi phí giải phóng mặt bằng lớn và cần phải có thời gian thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm