Ả Rập Saudi toan tính gì khi xử tử giáo sĩ Shiite?
Cuộc hành hình giáo sĩ Nimr và 46 người khác, hầu hết là thành viên tổ chức al Qaeda, diễn ra vào thứ Bảy, đã dấy lên một cơn khủng hoảng ở Iran. Những người biểu tình ở Tehran đã châm lửa đốt tòa Đại sứ quán Saudi và chính phủ Iran đã cảnh cáo vương quốc Saudi về một “sự báo thù của Thượng đế”. Từ đó, Riyadh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Tehran. Bahrain đồng minh cùng Saudi, Sudan và Tiểu Các vương quốc Ả Rập thống nhất thì ủng về mặt ngoại giao.
Bên cạnh những yếu tố bên ngoài đằng sau quyết định xử tử giáo sĩ Nimr vào lúc này, nhìn từ góc độ rộng hơn, đây chính là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Vụ tử hình thực chất là một tín hiệu mà Salman, vị vua mới của Ả Rập Saudi, gửi đến cả những người ủng hộ và đối thủ của ông ở vương quốc.
Hồi giáo Shiite - một phái nhỏ của Hồi giáo chiếm thiểu số ở Ả Rập Saudi và trên toàn thế giới nhưng tập trung nhiều ở Iran - đang trong bước chuyển mình, đặc biệt là ở Iraq. Sau cuộc xâm lăng của Mỹ vào năm 2003, Iraq từ một quốc gia luôn chống lại Iran trở thành chính quyền thân Shiite ở Baghdad, giờ đây công khai chấp nhận những ảnh hưởng của Iran.
Những thành viên hội đồng học giả Shiite cầm bảng ủng hộ giáo sĩ Nimr al-Nimr, người bị tử hình ở Ả Rập Saudi, trong một cuộc biểu tình ở Karachi, Pakistan
Mỹ, đồng minh vững chắc nhất của Ả Rập Saudi, lại có những hành vi vô cùng thất thường. Ngây thơ xen vào trận chiến Iraq năm 2003, yêu cầu thay đổi thể chế chính trị ở nhiều nơi và trên thực tế đã hợp tác cùng người Iran chống lại IS ở Iraq.
Giá dầu đang giảm. Nước Mỹ bây giờ thì độc lập về năng lượng hơn nhiều so với 10 năm trước đây. Có vẻ, Mỹ đang dần dần chuyển hướng về một mối quan hệ ngoại giao với Iran, hủy bỏ liên kết bền vững giữa nó và Ả Rập Saudi. Nhiều người Saudi ủng hộ IS đã rất bất mãn. Một tổ chức còn thề rằng sẽ đánh đổ chế độ quân chủ al-Saud.
Những yếu tố gây mất ổn định này là vấn đề mà hoàng tộc nhà al-Saud phải đối mặt về việc truyền ngôi. Lãnh đạo hiện thời, đức vua Salman bin Abdulaziz al-Saud, dường như là người con trai được chọn lựa bởi người sáng lập quốc gia, Ibn al-Saud. Ibn al-Saud mất năm 1953. Salman đã ban ngôi thái tử cho một người cháu trai và xếp chính con trai ông ấy vào vị trí thứ 2 trong danh sách truyền ngôi. Điều này sẽ mang lại quyền lực lớn cho cả thế hệ tiếp theo. Đã có những tin đồn về việc sự chống đối ngày càng gia tăng, thậm chí là những hành động táo bạo hơn.
Việc xử tử giáo sĩ Nimr, vì thế đã gửi đến nhiều dấu hiệu trong cả vương quốc. Và quan trọng nhất chính là thông điệp thể hiện sự cứng rắn, theo cùng đó là việc đảm bảo với nước Iran rằng vua Salman đang kiểm soát đất nước một cách vững chắc, và có thể xúc tiến vụ kiện cuộc chiến tranh mở ở Yemen.
Bên cạnh đó, vụ tử hình cũng nhằm xoa dịu những người theo giáo phái Wahhabism và đưa lời bào chữa với chính phủ qua việc mạnh tay trong việc bất đồng quan điểm với Shiite. Theo thống kê, người theo giáo phái Shiite chiếm 10%-15% dân số Ả Rập Saudi. Nguy cơ đang hiện rõ - Nimr giờ đây là một kẻ chết vì đạo với danh tính được công bố khắp quốc tế. Ông ta khi đã chết thậm chí còn nguy hiểm hơn lúc còn sống.
Phong trào phản đối chính quyền Ả Rập Saudi của cộng đồng người Hồi giáo Shiite lan rộng tại nhiều quốc gia
Ngoài ra, việc tử hình đồng thời 43 thành viên al-Qaeda (cùng ba người khác thuộc giáo phái Shiite) cũng có thể là một thông điệp gửi đến giới trẻ Sunni, những con người bất mãn trở về từ cuộc thánh chiến. Đức vua sẽ không khoan dung bất kỳ hành động nào ủng hộ tổ chức al-Qaeda và IS ngay tại đất nước này. Chế độ quân chủ Saudi cho rằng một cuộc cách mạng Hồi giáo bên trong đất nước sẽ là mối nguy hại lớn hơn bất kỳ sự đe dọa về mặt quân sự nào ở bên ngoài.
Chính phủ Ả Rập Saudi đã miêu tả tội ác của giáo sĩ Nimr bằng cách sử dụng những từ ngữ thường dùng cho các nhóm thánh chiến như al-Qaeda và IS, ví dụ như nổi loạn. Ở một vùng đất mà chủ nghĩa tượng trưng luôn nhận được sự chú ý đặc biệt thì việc tử hình Nimr với tội danh một tên khủng bố trong khi với nhiều người Shiite trong nước ông là một chiến sĩ vì hòa bình không hẳn là một ý tồi. Nó cũng thể hiện rõ rệt sự khác biệt trong quan điểm của các nhà chức trách Saudi và người Shiite.
Trong trường hợp có người vẫn chưa nhận ra thông điệp phía sau, chính phủ Saudi đã thêm vào một hành động lăng mạ cuối cùng, từ chối trao trả thi thể giáo sĩ Nimr về cho gia đình ông ấy và thay vào đó là chôn ông cùng với những thành viên al-Qaeda đã bị xử tử.
Các tín đồ Hồi giáo Shiite tại Ấn Độ biểu tình phản đối hành động của chính quyền Ả Rập Saudi
Việc đốt tòa đại sứ ở Tehran đã dẫn đến những hành động này của chính phủ Saudi, mặc dù nó khó có thể đoán trước được. Nhưng còn cách nào tốt hơn để làm xao lãng mối quan tâm của người dân về tình hình cuộc chiến ở Yemen hơn là những người Iran “không thể kiểm soát” và mối đe dọa mà giáo phái Shiite đặt ra.
Ngoài ra, nó cũng không ảnh hưởng đến chiến lược của Saudi về việc Mỹ chứng kiến tòa đại sứ bị tấn công một lần nữa, ngay tại trung tâm Tehran. Những người dân Saudi đã rất giận dữ khi giá gas tăng lên 40%, mà điều này là do sự thiếu hụt 107 tỉ USD trong ngân sách. Nhưng giờ đây, những sự kiện ngoài nước đã khiến tâm trí họ bị phân tâm và quên lãng đi vụ việc này.
Đối với Salman, những gì xảy ra ở Iran không phải là cuộc khủng hoảng mà thực chất là một cơ hội tiềm năng. Tuy mọi thứ có thể đã vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà vua. Nhưng hiện tại, dường như vua Salman đã đi tiếp một vài bước trong Trò chơi Vương quyền phiên bản đời thực này.