'An ninh mạng không bóp chết dân chủ và tự do thông tin'

 ÔngTrương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đang trả lời các câu hỏi của các cử tri. 

Sáng 22-6, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng do Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa dẫn đầu có buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu. Tại đây, nhiều cử tri đặt ra loạt câu hỏi về dự Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, gọi tắt là luật đặc khu.

Cử tri Nguyễn Trí Tổng. Ảnh: TẤN VIỆT

Theo cử tri Nguyễn Trí Tổng, ông rất hoan nghênh Quốc hội đã quyết định lùi thời hạn thông qua luật đặc khu. Và việc gây rối ở một số nơi là điều đáng tiếc.

Tuy vậy, ông Tổng đặt vấn đề: “Nếu Nhà nước nhằm xây dựng ba đặc khu để phát triển kinh tế thì tôi thấy ta không cần gọi là luật đặc khu nữa, chỉ cần xây dựng đơn vị kinh tế thí điểm hoặc trọng điểm... Người dân hưởng lợi gì từ các đặc khu đó?”.

Ông Trương Quang Nghĩa giải thích: “Con số 99 năm là luật bất thành văn. Nó không có luật, nó gần như là một quy ước của quốc tế. Đó là việc sử dụng, sở hữu một miếng đất nào đấy mà qua 99 năm thì gần như là của người ta. Thế nên việc đấu tranh trong vòng 99 năm của các nước là cực kỳ quan trọng. Cái này là có nguyên cớ nào đấy chứ không phải chúng ta đi học TQ đâu. Chúng ta cũng rất độc lập” - ông Nghĩa nói.

Cũng theo Bí thư Đà Nẵng, Quốc hội bàn thảo về luật đặc khu thì nổi lên mấy nhóm vấn đề yêu cầu Chính phủ giải thích. Đó là cơ sở về luật, cơ sở nào đưa ra ba đặc khu đó. Thứ nữa là tính hiệu quả về kinh tế, sự lan tỏa của nó đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó là đảm bảo an ninh quốc phòng. Và có nên xây dựng luật ba đặc khu không hay luật khung về đặc khu kinh tế đặc biệt thôi.

Về Luật An ninh mạng, ông Nghĩa nói: “Chúng ta khẳng định an ninh mạng không bóp chết dân chủ và tự do thông tin của người dân. Chúng ta chỉ có cơ sở pháp lý để xử lý những hành động tuyên truyền, chống phá thôi”.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa. Ảnh: TẤN VIỆT

Theo ông Nghĩa, sự kiện người dân xuống đường trong hai ngày 10, 11-6 thì ở Đà Nẵng xử lý rất tốt. Tuy nhiên, việc xảy ra ở Bình Thuận có rất nhiều bài học.

“Một cuộc tụ tập rồi trở thành bạo loạn, phá phách, chiếm cả trụ sở thì nó có còn là chính quyền nữa không. Liệu với người dân thì chúng ta xử sự như thế nào, phải có ranh giới nào đó chứ...". Ông nói và nên xem lại việc quản lý trật tự trị an tại địa phương này.

Tham nhũng thì phải có chức quyền

Nói về phòng chống tham nhũng, Bí thư Trương Quang Nghĩa cho hay nếu làm tốt tất cả quy định trong Đảng, quy định trong các bộ luật thì làm được hết rồi. Nhưng bộ luật chống tham nhũng thì mang tính quốc tế, thông lệ và cam kết với Liên Hiệp Quốc nên phải hết sức chặt chẽ, thận trọng. Nếu chúng ta làm tốt, đúng theo lộ trình thì kỳ họp Quốc hội sau sẽ được thông qua bộ luật này.

“Tham nhũng thì chỉ những ông có chức quyền thôi. Ở Đà Nẵng thì đề nghị các vị cử tri giám sát các ông thường trực, đứng đầu là bí thư, thường vụ và ban chấp hành. Hệ thống chính quyền, thường trực ủy ban, Giám đốc Sở… đấy là những cơ quan dễ tham nhũng nhất".

Phó Thủ tướng nói về tiêu chí chọn chủ tịch đặc khu?
Phó Thủ tướng nói về tiêu chí chọn chủ tịch đặc khu?
(PLO)- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Đặc khu có tính đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt nên cán bộ cũng phải đặc biệt. Phó Thủ tướng cũng cho biết dự luật này Quốc hội đang thảo luận, tính toán, gắn kinh tế với quốc phòng, an ninh…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm