5 kiểu thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến mà bạn phải biết

Thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến

Thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Do đó, chúng ta nên sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng để có thể đảm bảo hấp thụ tất cả các chất nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng hạn chế sự phát triển tối ưu của cơ thể. Tin tốt là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể được ngăn ngừa và khắc phục bằng cách hỗ trợ dinh dưỡng đúng cách, theo NDTV.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yêu. Ảnh: NHẬT LINH

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất thường thấy là thiếu hụt vitamin A, B, C, D, canxi, folate, iốt, sắt và protein.

Sắt

Theo WHO, việc thiếu hụt sắt và khoáng chất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và bệnh thiếu máu đứng đầu danh sách.

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu và được xác định bởi nồng độ hemoglobin thấp. Trẻ em và phụ nữ mang thai là nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong của bà mẹ trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở và cũng khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Thực phẩm chứa sắt có 2 loại: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt nội tạng, động vật có vỏ và được cơ thể hấp thụ tốt nhất. Thực phẩm chứa sắt non-heme được tìm thấy trong những thực phẩm như đậu, bí đỏ, vừng, hạt bí, hạt cải xoong, hạt hướng dương...

Vitamin A

Vitamin A chịu trách nhiệm về chức năng miễn dịch và thị lực khỏe mạnh. Sự thiếu hụt Vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, suy giảm khả năng miễn và các bệnh nhiễm trùng.

Cà rốt chứa cung cấp lượng vitamin A dồi dào. Ảnh: NHẬT LINH

Các loại trái cây và rau có màu sắc tươi sáng giàu beta carotenes như cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông vàng đỏ, bí ngô, bưởi, dưa đỏ và khoai lang là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.

Vitamin B12

Vitamin B chịu trách nhiệm về chức năng não và thần kinh. Sự thiếu hụt có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu, viêm dạ dày, bệnh Crohn, bệnh celiac…

Một số thực phẩm cung cấp vitamin B12 dồi dào như lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, rong biển…

Vitamin D

Vitamin D3 chịu trách nhiệm hấp thụ canxi cần thiết để duy trì mật độ khoáng chất của xương, giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương, giảm nguy cơ gãy xương và giúp xây dựng khả năng miễn dịch khỏe mạnh. Bổ sung cá, dầu cá, pho mát, sữa tăng cường... để cung cấp vitamin này cho cơ thể.

Bổ sung cá để cung cấp nguồn viatmin D cho cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH

Thiếu iốt

Iốt chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp, chịu trách nhiệm điều chỉnh các thay đổi trong quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và sửa chữa. Ở trẻ em, thiếu hụt iốt có thể dẫn đến những bất thường về tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ. Hãy bổ sung những thực phẩm như cá, sữa, trứng, rong biển… để bổ sung nguồn iốt tự nhiên tốt cho cơ thể.  

Thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo một số cách. Tuy nhiên, tiêu thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào vượt quá mức cho phép cũng có hại cho sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thêm thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn của trẻ, theo NDTV.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm