Dấu hiệu của tổn thương gan do uống quá nhiều rượu

Theo The Times of India, uống rượu quá nhiều cực kỳ có hại cho gan, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương gan không thể chữa khỏi và có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể của bạn. Dạng tổn thương gan này còn được gọi là bệnh gan do rượu (ARLD).

Uống rượu quá mức có thể dẫn đến tổn thương gan. Ảnh: NHẬT LINH

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, bệnh gan liên quan đến rượu có thể dẫn đến các tình trạng khác nhau của gan như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan, tất cả đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 

Dưới đây là một số dấu hiệu ban đầu giúp bạn kiểm tra tửu lượng của mình và có biện pháp xử lý đúng lúc.

Mệt mỏi

Mệt mỏi có thể là một triệu chứng sớm liên quan đến gan của bạn. 

Gan bị ảnh hưởng có thể là do vi rút, uống quá nhiều rượu hoặc do di truyền. Tuy nhiên, việc cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi là một dấu hiệu phổ biến. Điều này kèo dài có thể gây ra các biến chứng từ mức nhẹ hoặc nặng cho gan. 

Giảm hoặc chán ăn

Uống một lượng lớn rượu có thể ngăn chặn sự thèm ăn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, ít năng lượng hơn. 

Hơn nữa, do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất thích hợp, nó có thể góp phần làm tổn thương tế bào gan.

Buồn nôn

Bệnh gan như viêm gan do rượu thường có thể dẫn đến buồn nôn và nôn, kèm theo đau bụng và khó chịu, sốt nhẹ và tổng thể cơ thể cảm giác không khỏe mạnh.

Sưng gan

Uống rượu nhiều năm có thể làm cho gan của bạn bị viêm và sưng lên. 

Sưng gan phổ biến ở những người bị tổn thương gan do uống quá nhiều rượu. Tổn thương này có thể gây ra sẹo, dẫn đến xơ gan, giai đoạn cuối của các bệnh về gan, theo The Times of India.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.