Tham nhũng: Đừng để con số lớn dần theo chức vụ

Trong tuần, những bài viết “Hai cựu bộ trưởng nhận hối lộ 3,2 triệu USD của Phạm Nhật Vũ”, “Thừa nhận ăn hối lộ 3 triệu USD: Chuyện chưa từng có”… đã nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc yêu cầu xử nghiêm những cán bộ cấp cao ăn hối lộ.

Không thể giảm nhẹ tội tham nhũng

Vừa qua, Bộ Công an đã có kết luận điều tra vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Theo đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Nguyễn Bắc Son, cựu bộ trưởng TT&TT và ông Trương Minh Tuấn, cựu phó Ban Tuyên giáo, cựu bộ trưởng TT&TT, liên quan đến thương vụ mua bán AVG.

Cả hai ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội nhận hối lộ. Cơ quan chức năng xác định cựu bộ trưởng Son nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu bộ trưởng Tuấn nhận 200.000 USD.

Bạn đọc Nguyễn Đình Phủ bình luận: “Mong pháp luật trừng trị thật nghiêm những người chủ chốt trong vụ đại án MobiFone mua AVG. Dù pháp luật có nhân đạo cỡ nào cũng không thể giảm nhẹ hình phạt đối với đối tượng tham nhũng, nhận hối lộ với số tiền lớn như vậy”.

“Đừng hỏi tại sao dân ta mãi vẫn nghèo! Chỉ riêng vụ móc ngoặc này thôi, cựu bộ trưởng Son đã bỏ túi ngon lành 3 triệu đô. Chưa kể các quan chức khác cũng được chia phần. Thế nên pháp luật phải có những bản án nghiêm khắc hơn nữa thì may ra các quan tham mới sợ” - bạn đọc Trang Trang bức xúc.

Một số bạn đọc lo ngại tình trạng con số tham nhũng lớn dần theo chức vụ và mong các cơ quan liên quan có cách để dẹp bỏ triệt để. Nhân câu chuyện này, các ban ngành cần giám sát chặt và phát hiện thêm nạn tham nhũng vặt ở cấp cơ sở, với mức độ không nhiều bằng nhưng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ.

Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.

Phải xem xét lại vụ cưa gỗ khô bị xử tội trộm cắp

Tuần qua, tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 do Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đề nghị lãnh đạo VKSND Tối cao và TAND Tối cao báo cáo về vụ án sau khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) nêu ra nhiều điểm bất thường trong việc kết án năm bị cáo về tội trộm cắp tài sản.

Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, tại phiên tòa giám đốc thẩm (tháng 6-2019), VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã đề nghị không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xét xử các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản. Sắp tới đây, VKSND Tối cao sẽ xét lại vụ án để xem các bị cáo có phạm tội trộm cắp tài sản hay không có tội.

Tuy nhiên, ông Trí băn khoăn vì loại tội phạm xâm hại đến rừng đặc dụng nói chung và phá rừng nói riêng cần được xử lý nghiêm. Giữa pháp luật và yêu cầu chính trị, cái nào cần quan tâm hơn thì phải cân nhắc.

Nghe vậy, bà Lê Thị Nga cho rằng yêu cầu chính trị về bảo vệ rừng thì các đại biểu Quốc hội hay các cơ quan tư pháp đều có quan điểm giống nhau là phải xử lý nghiêm. Nhưng nghiêm là xử đúng luật, tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của từng hành vi. Quan điểm của Ủy ban Tư pháp Quốc hội là phải rạch ròi, vi phạm đến đâu thì xử đến đó, luật quy định sao thì áp dụng như vậy.

Nhiều bạn đọc ủng hộ quan điểm này của bà Lê Thị Nga và cho rằng pháp luật cần phải được áp dụng thống nhất.

Sức khỏe người dân là quan trọng nhất

Chiều 5-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì một cuộc họp giải quyết hậu quả vụ cháy nhà kho Công ty Rạng Đông xảy ra ngày 28-8.

Trong cuộc họp, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cũng khẳng định mức độ ô nhiễm môi trường sau đám cháy là có thể kiểm soát được và không phải di dân ra khỏi khu vực ảnh hưởng của vụ cháy.

Trước đó, khi xảy ra vụ cháy, UBND phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có văn bản thông báo người dân lưu ý không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm..., trong bán kính 1 km. Sau đó, chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã có quyết định thu hồi văn bản khuyến cáo trên vì ban hành không đúng thẩm quyền và không đủ cơ sở.

Bài viết “Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo: Chưa phải di dời dân khỏi vùng cháy Rạng Đông” nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.

 Muốn biết có ảnh hưởng đến vật nuôi và con người hay không, qua một năm biết liền, hy vọng đừng có ảnh hưởng thật, vì thủy ngân rất độc. Thanh An

• Các nhà máy, xí nghiệp nên dời hết ra ngoại ô hay khu công nghiệp tập trung. Nếu làm được như thế sẽ an toàn cho khu dân cư, đồng thời giảm nạn kẹt xe, tắc đường ở đô thịThành Trung

• Các cơ quan chức năng nên xem xét việc có nên cho tồn tại những nhà máy như thế này không. Xin nhớ, sức khỏe người dân là quan trọng nhất. Hạ An 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?