Bán thức ăn có dòi sẽ bị phạt

Gần đây, xuất hiện việc thức ăn có dòi trong thực phẩm, như dòi trong bữa cơm ở ký túc xá đại học quốc gia, dòi có trong thực phẩm chay. Những vụ việc này xảy ra làm người dân rất hoang mang trong việc lựa chọn thực phẩm.

Bán thức ăn có dòi sẽ bị phạt ảnh 1
Dòi có trong thực phẩm chay. Ảnh: Internet

Khi dùng những thực phẩm có dòi rất gây hại cho sức khỏe. Thực phẩm có dòi sinh sống ăn hết chất bổ nên khi con người ăn sẽ không còn giá trị dinh dưỡng gì. Dòi còn có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, giun sán.

Bên cạnh đó, nếu thức ăn đã hỏng đến mức có dòi và nhiễm các loại vi sinh vật sản sinh độc tố có thể gây ngộ độc với triệu chứng nôn mửa, người tím tái, phải đi cấp cứu.

Bán thức ăn có dòi sẽ bị phạt ảnh 2
Ăn phải thực phẩm có dòi có nguy cơ dẫn đến ngộ độc. Ảnh: Internet

Thực phẩm có dòi do trong quá trình sử dụng không có biện pháp bảo quản hợp lý đã tạo điều kiện ruồi xâm nhập vào. Thời tiết nóng nực như hiện tại thì càng tạo điều kiện cho dòi  phát triển nhanh hơn.

Để thức ăn không có dòi, chúng ta phải chọn thực phẩm ăn toàn, mua những nơi có uy tín, nấu nướng một cách cẩn thận. Che đậy kỹ và bảo quản kỹ thức ăn, nếu phát hiện thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu thì nên bỏ ngay.

Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết:

Đối với việc kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn thì người có hành vi không tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 178/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Đối với kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn thì người có hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định, sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Còn đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín thì người nào có hành vi  chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm