Bán thực phẩm quá hạn bị xử lý ra sao?

Ngoài các yếu tố như chất lượng thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hình thức sản phẩm,…người tiêu dùng cần quan tâm đến hạn sử dụng của thực phẩm.

Khi mua thực phẩm người tiêu dùng nên chú ý đến hạn sử dụng. Ảnh: NV

Hiểu đúng về hạn sử dụng thực phẩm

Theo Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. Hạn sử dụng thực phẩm đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm, thời gian sản phẩm giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng.

Theo Điều 44 tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, việc ghi thời hạn sử dụng trên nhãn được chia làm ba cách tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày”, “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

Nếu gom ba cách ghi trên về hạn sử dụng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến là “sử dụng đến ngày” và “sử dụng tốt nhất trước ngày”. Theo đó, các nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm pháp lý với việc ghi hạn sử dụng.

Cụ thể, “sử dụng đến ngày” có nghĩa là thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn. Không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn, đồng thời không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng.

“Ngày sử dụng tốt nhất” có nghĩa là vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn. Thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó, nhưng với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.

Phạt nặng nếu bán thực phẩm quá hạn sử dụng

Theo luật sư Lê văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, quy định hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

Người vi phạm quy định về “Hạn sử dụng” hành hoàn thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2000 với mức xử phạt cao nhất lên đến 50 triệu đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Đối với hàng hóa vi phạm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế thì mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định nêu trên.

Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là buộc tiêu hủy tang vật và người vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

(PLO)- Có nhiều nguyên nhân khiến một số người dễ bị dị ứng khi ăn hải sản như do cơ địa, hoặc một số hải sản có độc tố, hoặc do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm biển.

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

(PLO)- Mật ong rừng và mật ong nuôi có thành phần tương đối giống nhau. Tùy vào thời điểm ong đi lấy mật, loài hoa, thổ nhưỡng mà màu sắc và thành phần cũng khác nhau chút ít.

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

(PLO)- Một số loại rau như súp lơ, rau chân vịt, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác, do đó không nên để qua đêm.

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

(PLO)- Những người dễ bị nhiễm liên cầu lợn thường là người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt heo ốm chết.

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

(PLO)- Khi tiêu thụ thực phẩm ôi thiu có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.