Bất ngờ: Sẽ xây thêm 2 lò phản ứng ngay tại Fukushima

Theo Washington Post, mặc dù các phương tiện truyền thông và công chúng “kịch liệt phản đối” cách làm TEPCO, đặc biệt là việc đổ hàng trăm ngàn tấn nước nhiễm phóng xạ ra biển, nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến tham vọng phát triển điện hạt nhân đang diễn biến mạnh mẽ. TEPCO cho biết họ sẽ hủy cụm lò phản ứng hạt nhân 1-4 trong sáu lò thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, thay vào đó, sẽ xây dựng nhà máy 7 và 8 trên nền đất cũ.

Thực tế, 15 ngày trước, TEPCO đã đưa ra kế hoạch về việc xây dựng thêm 2 lò phản ứng hạt nhân mới nhưng vẫn chưa thực hiện. Việc TEPCO đệ trình lên chính phủ báo cáo về việc xây thêm lò phản ứng hạt nhân trong thời điểm này được coi là khá bất ngờ và nhạy cảm.

Đến nay, đã có hơn 80.000 người phải sơ tán sang các vùng lân cận cách xa nhà máy Fukushima I để tránh nhiễm phóng xạ.

Do động đất làm hủy hoại toàn bộ hệ thống làm mát của nhà máy điện Fukushima I, các thanh nhiên liệu trong 4 lò phản ứng hạt nhân ở trong nhiệt độ quá cao, Nhật Bản đã huy động trực thăng bơm nước thẳng vào các lò phản ứng để làm mát các thanh nhiên liệu. Tuy nhiên, biện pháp này lại dẫn đến hậu quả tất yếu là không có chỗ chứa nước nhiễm phóng xạ cao. Đến nay, trong hầm ngầm của nhà máy Fukushima I đang chứa khoảng 60.000 tấn nước nhiễm xạ cao, trở thành một bài toán khó với chính phủ Nhật bản.

Ngày 4/4/2011, Nhật quyết định xả 11.500 tấn nước nhiễm xạ nhẹ ra biển để lấy chỗ chứa nước nhiễm xạ cao. Theo đại diện Nhật Bản thì lượng nhiễm xạ trong nước ít, hòa cùng với nước biển sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, giới phân tích quốc tế cho rằng việc xả nước nhiễm xạ ra biển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật biển.

Theo tổ chức hòa bình xanh, sau thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraina (khi ấy thuộc Liên xô cũ), cũng có một lượng phóng xạ lớn rò rỉ. 25 năm sau, thực phẩm ở đây như sữa, rau xanh, nước… vẫn nhiễm xạ, chủ yếu là cesium 137.

Cẩm Lệ tổng hợp (VTC News)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm