Đất nước Indonesia là một quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều đạo khác như Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hindu, Phật giáo…Nhưng Indonesia lại là một quốc gia kiểu mẫu về việc hòa giải và thống nhất trong đoàn kết các sắc giáo với nhau, sống trong hòa bình và chia sẻ.
Một CLB của Indonesia có thể có nhiều đạo giáo khác nhau
Bóng đá Indonesia đi đầu trong việc dùng bóng đá như một bức thông điệp để cùng nhau tỏ lòng tôn kính các đạo giáo của nhau, không ai xúc phạm ai, mà ai cũng phải tôn trọng nhau. Đó là nền tảng hóa giải mọi xung đột tôn giáo ở đất nước đông dân, nhiều đảo này.
Câu chuyện này trước đây, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinnawatra từng cố gắng xây dựng ở miền Nam Thái Lan nhưng bất thành. Nữ Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp lúc đó đến miền Nam Thái Lan, nơi dân chúng hầu hết theo đạo Hồi cũng nỗ lực thông qua hình ảnh bóng đá để gửi đi thông điệp mọi sắc giáo trong một quốc gia đều đoàn kết nhau…Tuy nhiên kế hoạch bất thành.
Ba cầu thủ của Bali Utd ăn mừng bàn thắng theo nghi thức của ba đạo giáo khác nhau: Hindu (bìa trái), Thiên Chúa giáo (giữa) và Hồi giáo (bìa phải)
Câu chuyện các sắc giáo trong một đội bóng luôn là đề tài để các thế lực phá rối “soi vào” để chia rẻ.
Đội tuyển Iraq vô địch AFF Cup 2007 cũng phải qua biết bao biến chuyển nội bộ trong đội. Khi tuyển Iraq thành công thì các thế lực khác “xoáy” vào các sắc giáo Sunni, Shiite trong đội để chia rẻ nhằm làm yếu đi đội bóng. Hai sắc giáo Sunni và Shiite của đạo Hồi vốn hiềm khích nhau.
Bên cạnh đó tuyển Iraq lúc đó còn có một nhóm sắc giáo Hồi giáo khác là người Kurd. Song tất cả đều nỗ lực vượt qua và cảnh giác, cuối cùng Iraq đã chiến đấu quên mình vì màu cờ sắc áo để đi đến ngôi vô địch châu Á. Cuộc chiến với những kẻ phá hoại luôn là một cuộc chiến dai dẳng, không dễ gì vượt qua để cùng nhau sống hòa bình, anh em.
Nhưng với bóng đá Indonesia thì họ đã làm được điều đó.