Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 30 của Liên đoàn Ả Rập được khai mạc tại thủ đô Tunis (Tunisia) trong bối cảnh bất đồng, chia rẽ sâu sắc từ cuộc chiến kéo dài tại Syria và Yemen cho đến những bất ổn tại Lybia, từ các cuộc biểu tình phản đối chính phủ tại Algeria và Sudan đến các vấn đề ngoại giao tại vùng Vịnh.
Quốc vương Saudi Abrabia, Salman bin Abdukaziz Al Saud, phát biểu quốc gia giàu có này ủng hộ nhà nước Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza, công nhận Jerusalem là thủ đô chính thức.
Quốc vương Saudi Abrabia, Salman bin Abdukaziz Al Saud ủng hộ thành lập nhà nước Palestine. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Tunisia, Beji Caid Essebsi, nói rằng các quốc gia Ả Rập cần phải đảm bảo quốc tế hiểu được vai trò trung tâm của Palestine đối với các nước Ả Rập.
Ngoài ra, Quốc vương Salman và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi cùng lên án việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, vùng đất mà Israel chiếm đóng trong "Cuộc chiến sáu ngày" năm 1967.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập đều lên tiếng phản đối công nhận này. Ảnh: AP
Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập, ông Ahmed Aboul Gheit, cho biết các quốc gia Ả Rập sẽ đệ trình dự thảo lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc, tìm kiếm ý kiến từ Tòa án Công lý quốc tế về vấn đề này, và cảnh báo các quốc gia tránh xa những “dụ dỗ, dẫn dắt” từ Washington, theoReuters.
Tuy nhiên, kỳ vọng cho giải quyết vấn đề này rất thấp bởi một phần các cường quốc như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập (UAE) đều hợp tác với Mỹ để chống chọi lại đối thủ chính Iran, kênh Al Jazeera cho hay.
Trong khi đó, Tổng thống Abdelaziz của Algeria và người đồng cấp Sudan Omar al-Bashir đều không tham gia cuộc họp này. Cả hai vị tổng thống này đang phải đối mặt với làn sóng kêu gọi thay đổi chính trị trong nước.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã mở Đại sứ quán tại thủ đô Damacus (Syria) hồi năm ngoái và các nước Ả Rập khác cũng bày tỏ sự ủng hộ duy trì mối quan hệ này.
Nhưng Saudi Arabia và Qatar lại ủng hộ đối thủ chống lại Tổng thống Bashar al-Assad của Syria và cho rẳng Tổng thống al-Assad là "nhân vật ủy nhiệm" từ Iran.
Vị trí của lãnh đạo Syria bị bỏ trống tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả rập. Ảnh: REUTERS
Ghế Syria tại hội nghị thượng đỉnh bị bỏ trống. Damascus đã bị đình chỉ khỏi Liên đoàn từ năm 2011 vì cáo buộc đàn áp người biểu tình khi cuộc xung đột nổ ra ở nước này. Liên đoàn cho biết chưa có sự đồng thuận nào đạt được để cho phép Syria tham dự lại hội nghị này.