Câu chuyện bít miệng cống gây ngập úng mùa mưa: “Do hệ thống hay do ý thức kém”?

(PLO)- Các cung đường tại TP. HCM xảy ra tình trạng ngập úng vì miệng cống bị bít, chặn bằng những vật liệu khiến người dân rất bức xúc. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, PLO có bài viết Lạ lùng khu dân cư bịt miệng cống, mưa ngập liên tục phản ánh tình trạng một khu dân cư ở phường Trường Thọ, TP Thủ Đức (TP.HCM) có hàng loạt miệng cống bị chặn, bịt lại bằng nhiều vật liệu khiến việc thoát nước khó khăn.

Bài viết đã nhận được khá nhiều ý kiến chia sẻ lẫn bày tỏ sự bức xúc của bạn đọc PLO.

Bít miệng cống để “chống hôi”

“Trên đường đi làm về qua khu vực quận Phú Nhuận, tôi thấy các miệng cống đều bị bịt lại bằng tấm vải hoặc thậm chí bịt kín lại bằng các vật liệu khác nhau. Hỏi ra mới biết người dân địa phương xung quanh làm vậy để ngăn chặn mùi hôi bốc lên từ cống. Tôi khá sững sờ vì câu trả lời đó, họ thậm chí không nghĩ đến hậu quả sao? Làm vậy chỉ tăng tình trạng ngập úng của thành phố, đến lúc ngập thì lại than?”, bạn đọc Phương Tuấn bộc bạch.

bít miệng cống
Lực lượng chức năng tháo phần chắn bằng cột bê tông do người dân lấp lên ở miệng cống cạnh công viên KDC Trường Thịnh nhưng không lâu sau đó, người dân đã nhanh chóng lấp trở lại.

“Tôi để ý thấy các miệng cống của thành phố không rác thì cũng hư hỏng, gây ra tình trạng ngập úng. Một số cung đường chỉ sau một con mưa mà nước ngập quá pô xe, làm chết máy hàng loạt chỉ vì cống ngập trong rác hoặc bị người dân bịt miệng không thoát nước được. Mong cơ quan chức năng có biện pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng này”, bạn đọc Hoài Hương bày tỏ.

“Hãy thôi kêu ca về tình trạng phố phường ngập lụt sau mưa. Tự mình xả rác ra làm nghẹt cống thì nay chịu khó lội nước vậy! Tôi chả hiểu cái việc một số người đi bịt miệng cống để “chống hôi”, thế thì lúc nước không rút được, gây ngập úng vì cống bị bít miệng không hôi, thơm tho quá nhỉ? Giờ đường phố ngập lụt, “thơm tho” quá thì quay ra chửi hệ thống thoát nước, quy hoạch đô thị trong khi chính bản thân mình lại là người gây ra hậu quả. Thật khó hiểu!”, bạn đọc Võ Minh bức xúc.

Cần tìm ra giải pháp khắc phục

“Nên đẩy mạnh việc nghiêm cấm sử dụng hộp, ly nhựa sử dụng một lần để bảo vệ môi trường. Do ý thức quá kém của người dân xả rác đã gây ra các tình trạng ngập úng, đi đâu cũng thấy rác lỉnh bỉnh, chặn, bít các miệng cống thì đố mà nước rút hết được. Người dân mình có thói quen bày để cho người khác dọn!”, bạn đọc Minh Nguyễn phân tích.

“Tôi thấy Rwanda, một đất nước tại Châu Phi đang được khen ngợi vì xanh sạch với các biện pháp bảo vệ môi trường cùng việc cải thiện ý thức của người dân cực kỳ tốt. Theo luật Rwanda, hành vi xả rác là vi phạm pháp luật và hàng tháng người dân phải ra đường dọn dẹp vệ sinh. Ước gì Việt Nam cũng hành động quyết liệt như vậy để có thể cải thiện tình trạng hiện nay!”, bạn đọc Thiện Hy chia sẻ.

“Ý thức vứt rác và bảo vệ môi trường của người Việt Nam quá thấp! Những người có trách nhiệm hãy đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, tiền phạt cao thì chắc chắn sẽ có kết quả. Ví dụ: Hộ kinh doanh vứt rác không đúng chỗ sẽ bị đóng cửa. Cá nhân vứt rác không đúng chỗ phạt từ 1 triệu trở lên và dọn khu vực vứt rác,... Con gái tôi từ khi 3 tuổi đã biết cất giấy bọc kẹo vào túi sau khi ăn kẹo khi cháu không nhìn thấy thùng rác xung quanh, lên 4 tuổi cháu đã biết đâu là thùng rác tái chế, thức ăn và thùng rác tạp. Các biện pháp khắc phục ngập úng ngoài việc nâng cấp hệ thống cống, rãnh thì còn phải nâng cao hoạt động giao dục, tuyên truyền để giúp nâng cao nhận thức của những người xung quanh, có thế mới mong xử lý tận gốc rễ tình trạng ngày được”, bạn đọc Hương Trần góp ý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm