Theo Mayo Clinic, chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường là một kế hoạch ăn uống lành mạnh, tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo và calo. Các yếu tố chính là trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Trên thực tế, chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường là kế hoạch ăn uống tốt nhất cho hầu hết mọi người.
Tạo kế hoạch ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH
Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường dựa trên việc ăn ba bữa một ngày vào những thời điểm bình thường. Điều này giúp bạn sử dụng tốt hơn insulin mà cơ thể sản xuất hoặc sử dụng thuốc.
Thực phẩm được đề xuất
Tăng lượng calo của bạn với những thực phẩm bổ dưỡng như cá, chọn carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ và chất béo "tốt".
Carbohydrate lành mạnh
Trong quá trình tiêu hóa, đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành glucose trong máu. Tập trung vào các loại carbohydrate lành mạnh, chẳng hạn như: trái cây, rau, các loại ngũ cốc, các loại đậu (chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan), các sản phẩm từ sữa ít béo (chẳng hạn như sữa và pho mát).
Tránh các loại carbohydrate kém lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm hoặc đồ uống có thêm chất béo, đường và natri.
Cá tốt cho tim mạch
Cá rất tốt cho tim mạch, chúng ta nên ăn ít nhất hai lần một tuần. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3, có thể ngăn ngừa bệnh tim.
Chất béo "tốt"
Thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Bao gồm các các loại thực phẩm như quả bơ, quả hạch, dầu hạt cải, dầu ô liu và đậu phộng. Nhưng đừng lạm dụng nó, vì tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không tiêu hóa hoặc hấp thụ. Chất xơ hỗ trợ cơ thể bạn tiêu hóa tốt hơn và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Trái cây rất tốt cho bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH
Thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau, trái cây, quả hạch, các loại đậu, các loại ngũ cốc.
Các thực phẩm cần tránh
Theo Mayo Clinic, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của các động mạch bị tắc và cứng. Thực phẩm có chứa những chất sau đây có thể chống lại mục tiêu của bạn về một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch.
Chất béo bão hòa: Tránh các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật như bơ, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói. Cũng nên hạn chế các loại dầu dừa và hạt cọ.
Chất béo chuyển hóa: Tránh chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn nhẹ đã qua chế biến, bánh nướng, bơ thực vật.
Cholesterol: Các nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan và các loại thịt nội tạng khác. Mục tiêu không quá 200 miligam (mg) cholesterol mỗi ngày.
Natri: Lượng natri khuyến nghị là ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nên tiêu thụ ít hơn nếu bạn bị huyết áp cao.