Thông thường phiên chợ Tết của người dân tộc Tày sẽ chỉ họp nửa buổi, được cố định dựa theo lịch âm. Do mỗi xã chỉ có một chợ cho bà con giao thương nên lịch chợ giữa các xã sẽ được luân phiên với nhau để tránh tình trạng trùng lặp. Việc lập ngày họp chợ giữa các địa phương như vậy sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân có cơ hội được trao đổi hàng hóa giữa các xã - bản - làng với nhau.
Phiên chợ Tết của người dân tộc Tày cuối năm cũng có nhiều điểm thú vị, hấp dẫn. Nếu như bình thường người dân mang chó, mèo, gà, vịt và nhiều loại nông sản ra trao đổi thì những ngày này hàng hoa Tết, các thực phẩm ngày Tết bỗng lên ngôi.
Đối với người Tày, chợ Tết là dịp để những người già ngồi hàn huyên tâm sự, là lúc quây quần bên bếp hồng, bên chén rượu và ly trà.
Với trẻ con, chợ Tết là thời điểm cả gia đình được sắm quần áo mới và mua những vật dụng cần thiết cho cả năm mới.
Chợ Tết không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa của đồng bào người Tày mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Tất cả món ăn phục vụ ngày chợ Tết sẽ được chế biến trực tiếp tại chợ. Tất cả nguyên, vật liệu đều được người dân làm ra.
Măng rừng cũng là món ăn không thể thiếu của người dân tộc Tày.
Những búp trà xuân thơm ngon cũng trở thành món hàng giá trị vào dịp Tết. Theo quan niệm của người Tày, trà xuân sẽ có hương vị thơm ngon nhất.
Rất đông người dân đi mua hoa để chưng Tết.
Hoa và thực phẩm ngày Tết là hai món hàng chính được người dân đem trao đổi.
Chợ Tết bình dị song thắm đượm tình quê.
Các vật dụng dùng để trang trí ngày tết cũng là món hàng ưa thích của người Tày.