Chống tham nhũng: Minh chứng sống động về 1 mô hình thể chế

(PLO)- Việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh với kết quả hoạt động một năm qua cho thấy sự nhất quán của mô hình trung ương không làm thay địa phương, Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chứ không làm thay công việc của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đặt trong dòng chảy thể chế, hội nghị toàn quốc sơ kết một năm hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) cấp tỉnh tổ chức hôm qua (19-6) đang tiếp tục phát đi tín hiệu về quyết tâm không lay chuyển cũng như bước đi khoa học về tổ chức của Đảng trong lĩnh vực chống “giặc nội xâm” này.

Tín hiệu ấy không chỉ là thái độ nhất quán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vốn đã nung nấu từ rất lâu mà còn được chứng minh bằng những con số biết nói. Chỉ ba tuần sau khi Ban chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương, đầu tháng 6-2022, Ban Bí thư đã ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của BCĐ PCTNTC cấp tỉnh theo mô hình song trùng trực thuộc vừa chịu trách nhiệm, là cánh tay nối dài của BCĐ Trung ương, vừa chịu trách nhiệm đồng thời phát huy trách nhiệm Tỉnh ủy, Thành ủy mà trước hết là Ban Thường vụ địa phương. Hai tháng sau, toàn bộ 63/63 tỉnh hoàn tất việc thành lập cơ cấu chỉ đạo đặc biệt này.

Không thành lập cho có, được chăng hay chớ, đầu voi, đuôi chuột, sau một năm hoạt động, 63 BCĐ cấp tỉnh ấy đã có những hoạt động cụ thể. Không chỉ là 440 phiên họp để xây dựng các quy trình, quy chế, quy định công tác, kết quả cụ thể hơn, chỉ trong một năm qua, ở cấp tỉnh, TP đã khởi tố 530 vụ ánvới 1.858 bị can về nhóm tội tham nhũng,tăng gấp 1,5 lần về số vụ, tăng hơn 800 bị can so với năm 2021.

Đáng chú ý, nhiều trường hợp vi phạm là bí thư, chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kể cả đã nghỉ hưu, đã được chính các cơ quan bảo vệ pháp luật sở tại khởi tố. Nguyên bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh bị cơ quan CSĐT công an tỉnh này khởi tố, bắt tạm giam một tháng trước là một ví dụ. Đây là điểm khác biệt lớn, khi mà hàng chục năm quacán bộ cấp này phải cơ quan tố tụng trung ương mới “sờ gáy” được.

Những kết quả như vậy cho thấy việc thành lập BCĐ cấp tỉnh đã giúp cho công tác PCTNTC đỡ phần nào tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “nhẹ trên, nặng dưới”, “hạ cánh an toàn”…

Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, hệ thống chính trị nước ta được thiết kế theo nguyên tắc phân quyền rất mạnh cho cấp ủy địa phương, nhất là Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trungương. Đây là cấp có đầy đủ công cụ trong tay, từ tổ chức đến kiểm tra, từ thanh tra đến điều tra, truy tố, xét xử.

Việc thành lập BCĐ PCTNTC cấp tỉnh với kết quả hoạt động một năm qua cho thấy sự nhất quán của mô hình thể chế ấy. Trung ương không làm thay địa phương, BCĐ Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chứ không làm thay công việc của BCĐ cấp tỉnh.

Đặt trong dòng chảy thể chế ấy, một năm hoạt động của BCĐ cấp tỉnh đang cung cấp những dữ liệu sống động, khẳng định ngày càng rõ hơn tính đúng đắn không chỉ của mô hình tổ chức này, mà còn tiếp tục chứng minh tính tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn của mô hình BCĐ Trung ương về PCTNTC do Tổng Bí thư đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác PCTNTC trong phạm vi cả nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm