Chủ tiệm bán bánh mì nói gì về vụ gần 500 người bị ngộ độc phải cấp cứu?

(PLO)- Chủ tiệm bánh mì cho biết gia đình đã bán gần 20 năm nay và chưa xảy ra điều gì bất thường nên thấy nghi bị ngộ độc do bánh mì khiến gia đình lo lắng. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 3-5, sau khi làm việc với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, bệnh viện Nhi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Long Khánh, Đoàn công tác của Bộ Y tế cùng đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, UBND TP Long Khánh đã đến tiệm bán bánh mì B (đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP Long Khánh) để khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm.

Tại đây, chủ tiệm trao đổi về quy trình làm một số nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu để bán bánh mì như: thịt, làm pate (tự làm), ngò, dưa leo, đồ chua, nước sốt….

Ngộ độc
Vợ chồng bà B kể lại quá trình chế biến thực phẩm. Ảnh: VH

Theo bà B thì tiệm bán bánh mì của gia đình bà đã bán gần 20 năm nay và được nhiều người ở TP Long Khánh biết đến. Nhưng thực phẩm gia đình lấy về để bán bánh mì hay thực phẩm tươi sống để chế biến, tự làm đều lấy từ “mối” quen nhiều năm nay và chưa xảy ra điều gì bất thường, không có chuyện gây ngộ độc bao giờ.

“Vì khách mua đông nên có người làm bánh bán và người thu tiền khác nhau chứ không vừa bán vừa thu tiền. Người bán có đeo bao tay khi làm bánh mì. Hai ngày nay xảy ra sự việc gia đình rất lo lắng vì bán nhiều năm nhưng chưa từng xảy ra sự việc như thế này”, bà B nói thêm.

Cũng theo vợ chồng chủ tiệm bánh mì, sau khi xảy ra sự việc nhiều người bị ngộ độc, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với những người bán, tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm và niêm phong hai tủ đông.

Video: Chủ tiệm bán bánh mì nói gì về vụ gần 500 người bị ngộ độc phải cấp cứu?
20240503_185915.jpg
Sau khi nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc, đoàn công tác của Bộ Y tế đến lấy mẫu xét nghiệm tiệm bánh mì của bà B. Ảnh: VH

Tính đến chiều ngày 3-5, số bệnh nhân liên quan đến vụ ngộ độc đã lên đến 487 ca. Ngoài những bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 1 bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Như PLO đưa tin, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, tiệm bánh của bà B không có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, bà B đã sử dụng giấy phép kinh doanh cấp năm 2021 do Phòng Tài chính - kế hoạch của UBND TP Long Khánh cấp cho con ruột của bà B. Hiện con bà B đã đi nước ngoài từ đầu năm 2023.

Theo UBND TP Long Khánh, tiệm bánh mì B là diện bán hàng nhỏ lẻ không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra cũng ghi nhận cơ sở còn 58,5 cây thịt nguội;15 kg dưa muối chua; 0,8 kg chả lụa không có nhãn mác; 0,7 kg chả lụa không có nhãn mác; 1,6 kg thịt heo đã qua chế biến; 4 khay pate với tổng trọng lượng khoảng 20,2 kg.

Khi sự việc xảy ra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc điều tra, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc nói trên.

Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an TP Long Khánh vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc ngộ độc này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm