Chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' tại tỉnh Ninh Thuận: Ấm áp và nhiều ý nghĩa thực tiễn

(PLO)- “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Ninh Thuận, chia sẻ, hỗ trợ và tặng những phần quà có ý nghĩa nhằm động viên ngư dân vươn khơi đúng luật, bám biển bình an.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối nay, 14-6, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đã chính thức diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Buổi lễ có sự tham dự của ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực, Chủ tịch danh dự của chương trình; ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Thanh Chiến, Phó Trưởng cơ quan đại diện, Văn phòng Bộ NN&PTNT tại TP.HCM; ông Võ Văn Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban công tác phía Nam…

Về phía báo Pháp Luật TP.HCM, đơn vị tổ chức chính của chương trình, có sự tham gia của Tổng biên tập Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình; Phó Tổng biên tập thường trực báo Nguyễn Đức Hiển cùng Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban tổ chức chương trình.

Về phía tỉnh Ninh Thuận, có sự tham dự của ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Văn Bình; Bí thư Thành uỷ TP Phan Rang- Tháp Chàm Châu Thị Thanh Hà…

Chương trình còn có sự góp mặt của Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh. Cô cũng là đại sứ của chương trình.

Các ngư dân Ninh Thuận có mặt từ rất sớm để tham dự chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển. Ảnh: NHẬT DIỄM

Các ngư dân Ninh Thuận có mặt từ rất sớm để tham dự chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển. Ảnh: NHẬT DIỄM

Trong chương trình hôm nay, Báo đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức trao tặng 200 bộ quà tặng (gồm: Bình ắcquy + đèn LED + một phao cứu hộ + túi thuốc với những loại thuốc cần thiết, cùng cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do báo Pháp Luật TP.HCM chủ biên) cho ngư dân địa phương.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thăm, trò chuyện và tặng quà các gia đình ngư dân còn gặp khó khăn ở Ninh Thuận. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thăm, trò chuyện và tặng quà các gia đình ngư dân còn gặp khó khăn ở Ninh Thuận. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Chương trình và tỉnh Ninh Thuận cũng dành tặng 40 suất học bổng (3 triệu đồng/suất), cùng nhiều sách tập, thực phẩm dinh dưỡng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi.

Trước đó, chiều cùng ngày, ban tổ chức chương trình đã đến thăm hỏi, động viên một số gia đình ngư dân gặp hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vươn lên trong làm ăn và tuân thủ tốt việc đánh bắt hải sản trên biển.

Các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân hai xã của tỉnh Ninh Thuận, ngày 13-6. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân hai xã của tỉnh Ninh Thuận, ngày 13-6. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Chương trình cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.000 người dân ở hai xã Cà Ná và Phước Diêm, huyện Thuận Nam, vào ngày 13-6.

Chương trình nhằm thăm khám, tầm soát huyết áp, khám tổng quát cho người dân; chủ yếu phát hiện bệnh, tư vấn và giới thiệu bệnh nhân đến các bệnh viện để điều trị.

Đoàn BS còn phát thuốc, hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, lối sống phù hợp cho bệnh nhân. Từ đó giúp người dân phát hiện sớm những bệnh tiềm ẩn, chữa trị kịp thời và có một sức khỏe tốt để yên tâm vươn khơi bám biển.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình thăm, tặng quà gia đình ngư dân ở Ninh Thuận

Trước đó, chiều 14-6, trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức đang diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận, Ban Tổ chức chương trình đã đến thăm hỏi, động viên ba gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên để mưu sinh, luôn tuân thủ tốt việc đánh bắt hải sản trên biển.

Những gia đình này gồm ngư dân Nguyễn Văn Công, ngư dân Nguyễn Văn Ngộ và gia đình ngư dân Nguyễn Văn Sang (cùng ngụ phường Đông Hải, TP Phan Rang).

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó thủ tướng Thường trực (giữa); ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 2 từ trái qua), Đại sứ Chương trình - Hoa Hậu Trái đất Nguyễn Phương Khánh, cùng lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và Ban tổ chức Chương trình thăm hỏi, trao quà tặng cho ngư dân. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó thủ tướng Thường trực (giữa); ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 2 từ trái qua), Đại sứ Chương trình - Hoa Hậu Trái đất Nguyễn Phương Khánh, cùng lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và Ban tổ chức Chương trình thăm hỏi, trao quà tặng cho ngư dân. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ngư dân Nguyễn Văn Công, 36 tuổi, ngụ khu phố 9, cho biết anh đã gắn bó với nghề biển từ năm 12 tuổi. Gia đình anh có năm anh em, đều bám biển mà sống. Căn nhà vợ chồng anh đang sinh sống cùng hai con, chỉ được lợp bằng bốn tấm tôn mỏng, kê thêm chiếc giường để nghỉ ngơi.

24 năm làm nghề, anh Công nói nguồn thu từ biển chỉ đủ để anh trang trải chi phí trong ngày. Bốn năm trước, vợ chồng anh Công tằn tiện lắm mới dư được 40-50 triệu đồng, đủ mua được chiếc ghe nhỏ để ra khơi. Vui buồn của cả gia đình anh Công phụ thuộc vào biển cả.

“Hôm nào biển êm, anh em ra khơi thu được nhiều thì cùng vui theo. Còn hôm nào trở gió, thất thu thì thấy buồn. Bởi đánh bắt không được nhiều thì cũng không đủ lo cho vợ con” - anh Công tâm sự và nói dù vậy, chưa bao giờ anh có suy nghĩ sẽ từ bỏ nghề biển.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình (ngoài cùng trái) trò chuyện với ngư dân Nguyễn Văn Ngộ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình (ngoài cùng trái) trò chuyện với ngư dân Nguyễn Văn Ngộ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Thăm hỏi và chia sẻ với gia đình ngư dân, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, đã động viên các ngư dân cố gắng bám biển đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế; cố gắng tăng công suất tàu lớn, vươn khơi xa vừa để tăng thu nhập, vừa góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo.

Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước cho biết chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” được thực hiện với mục tiêu tuyên truyền cho ngư dân bám biển hiểu đúng luật về đánh bắt trên biển, làm sao để có thể sớm gỡ được thẻ vàng IUU.

Báo cũng đã tặng 200 phần quà tại mỗi tỉnh cho ngư dân. Trong đó, bình ắc quy để giữ máy định vị khi đánh bắt dài ngày trên biển, túi thuốc dùng trên biển gồm hướng dẫn đi kèm, cuốn cẩm nang luật biển sẽ giúp ngư dân hiểu rõ quy định loại hải sản nào được đánh bắt, khi gặp sự cố thì xử lý ra sao, cùng một chiếc áo phao cứu hộ…

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tặng quà cho ngư dân Nguyễn Văn Công. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tặng quà cho ngư dân Nguyễn Văn Công. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Dịp này nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cũng tặng thêm phần quà là dầu gió cho các ngư dân đi biển.

Đồng hành cùng chương trình, Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh, cho biết bản thân cô thấy rất vui khi được trực tiếp trao những phần quà để động viên ngư dân bám biển. “Tôi hy vọng những phần quà là sự động viên để các ngư dân tin tưởng rằng mình luôn luôn được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành và cả người dân ở nhiều nơi khác, để ngư dân vững tâm, vươn khơi bám biển dài ngày” - hoa hậu Phương Khánh chia sẻ.

Được tặng bình mới, tôi rất vui

Trò chuyện với PV khi đến tham dự chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển" tối 14-6, ông Đỗ Ngọc Thanh (71 tuổi, ngụ phường Đông Hải) kể mấy hôm nay con trai cứ nhắc ông đi mua bình ắcquy mới để chuyến biển sau còn sử dụng.

Vậy nhưng ông Thanh còn chần chừ bởi mấy nay biển động trời gió, nước chảy, ghe không đi biển câu được nên ông chưa có kinh phí mua.

Ngư dân Đỗ Ngọc Thanh (bìa phải) đang trò chuyện với một người bạn trước giờ diễn ra chương trình. Ảnh: VĂN HÀ

Ngư dân Đỗ Ngọc Thanh (bìa phải) đang trò chuyện với một người bạn trước giờ diễn ra chương trình. Ảnh: VĂN HÀ

“Một ghe phải có hai bình ắcquy để lỡ bình này hư thì có bình khác thay thế. Nhưng một bình đã hư, chỉ còn một bình cũ xài tạm. Giờ được tặng bình cái bình mới rồi, tôi mừng quá!” - ông Thanh vui mừng và cho biết tuổi đã ngoài 70 nhưng vẫn còn ôm vô lăng lái ghe vươn khơi bám biển.

Ông làm nghề này đã 40 năm, nuôi sáu người con, trong đó có bốn người nối nghiệp biển. “Được nhận quà, dù là bất cứ thứ gì tôi cũng vô cùng biết ơn. Hôm nay, báo Pháp Luật TP.HCM đã tặng tôi và bà con ngư dân những món quà rất ý nghĩa, không thể thiếu cho nghề biển.

Ghe tôi xài bình cũ đã ba năm, hay chập điện, ánh sáng yếu. Nay được tặng thêm một bình mới, tôi rất vui” - ông Thanh bày tỏ.

Còn ông Nguyễn Xoan (51 tuổi, phường Đông Hải) làm nghề câu bủa đã 15 năm, nuôi hai con học đại học. Các con ông giờ đã ra trường và có công việc ổn định. Ông cho biết nghề biển thu nhập bấp bênh, “hồi có hồi không”.

“Một chuyến biển tôi đi khoảng 5-6 ngày, mỗi chuyến kiếm được 3-5 triệu đồng. Nghe thì nhiều nhưng bù vào những khi trời gió bão không đi được hay có lúc đi câu nhưng không có cá, phải chịu lỗ” - ông tâm sự.

Ông Nguyễn Xoan chia sẻ bình ắcquy, thuốc và áo phao là những vật dụng rất cần thiết đối với ngư dân trong những chuyến đi biển. Ảnh: VĂN HÀ

Ông Nguyễn Xoan chia sẻ bình ắcquy, thuốc và áo phao là những vật dụng rất cần thiết đối với ngư dân trong những chuyến đi biển. Ảnh: VĂN HÀ

Theo ông Xoan, nghề biển rất cần bình ắcquy và áo phao phục vụ câu mực, cần thuốc để dùng khi đi câu mà đau ốm không vào bờ ngay được. Mỗi bình ắcquy mua với giá vài triệu, ông dùng được khoảng 2-3 năm lại hư. Nếu ghe nào khó khăn chỉ mua một bình, lỡ cháy sẽ không có dùng.

“Hôm nay được tặng những món quà vô cùng thiết thực, tôi rất vui. Tôi thấy chương trình này rất ý nghĩa, giúp đỡ ngư dân khó khăn bớt phần nào chi phí mua dụng cụ, có bình mới sẽ xài được lâu hơn. Lần đi biển sắp tới tôi cũng bớt được phần chi phí để mua thuốc” - ông Xoan bày tỏ và gửi lời cảm ơn báo Pháp Luật TP.HCM, các nhà tài trợ đã quan tâm đến ngư dân.

Nhiều lãnh đạo Trung ương, ban, ngành tham dự tại buổi lễ

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, Chủ tịch danh dự của chương trình cùng lãnh đạo các ban, ngành đến tham dự buổi lễ

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, Chủ tịch danh dự của chương trình cùng lãnh đạo các ban, ngành đến tham dự buổi lễ

 Chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' tại tỉnh Ninh Thuận: Ấm áp và nhiều ý nghĩa thực tiễn ảnh 10
Ông Lê Thanh Chiến, Trưởng VPĐD Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tham dự chương trình.

Ông Lê Thanh Chiến, Trưởng VPĐD Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tham dự chương trình.

Ban tổ chức giới thiệu túi thuốc đến các ngư dân.

Ban tổ chức giới thiệu túi thuốc đến các ngư dân.

Ngư dân tỉnh Ninh Thuận đến dự buổi lễ và nhận các phần quà từ những nhà tài trợ của chương trình.

Ngư dân tỉnh Ninh Thuận đến dự buổi lễ và nhận các phần quà từ những nhà tài trợ của chương trình.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh Ninh Thuận cùng các sở ngành đến tham dự buổi lễ.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh Ninh Thuận cùng các sở ngành đến tham dự buổi lễ.

Các ngư dân chụp ảnh lưu niệm khi đến tham dự buổi lễ.

Các ngư dân chụp ảnh lưu niệm khi đến tham dự buổi lễ.

Chương trình sẽ trao các suất học bổng cùng những phần quà có ý nghĩa cho con em các ngư dân vượt khó, học giỏi.

Chương trình sẽ trao các suất học bổng cùng những phần quà có ý nghĩa cho con em các ngư dân vượt khó, học giỏi.

Tôn vinh những hành động đẹp, khoa học trong bảo vệ tài nguyên biển

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập, Trưởng ban tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”, cho biết chương trình được thực hiện nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật trong quá trình tham gia đánh bắt và khai thác hải sản, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động của Thủ tướng về việc gỡ vàng IUU đối với hải sản Việt Nam. Qua đó, khích lệ, động viên ngư dân bám biển và gìn giữ chủ quyền biển, đảo.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực và ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đến tham dự cùng chương trình.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực và ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đến tham dự cùng chương trình.

Theo kế hoạch, Chương trình sẽ diễn ra ở 28 tỉnh, thành có biển từ nay đến năm 2025. Trước đó, chương trình đã tổ chức trao 200 phần quà tại huyện Cần Giờ, TP.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu, đặc biệt là Tọa đàm pháp lý có quy mô lớn ở Bà Rịa-Vũng Tàu với chủ đề “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt” đã được tổ chức.

Tại tọa đàm này, các chuyên gia, bộ, ngành cũng như các cơ quan thực thi pháp luật trên biển và những chuyên gia pháp lý hàng đầu Việt Nam, đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần tháo gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt.

Ông Nguyễn Lượm, Phó giám đốc Sở TT&TT Ninh Thuận đến tham dự chương trình.

Ông Nguyễn Lượm, Phó giám đốc Sở TT&TT Ninh Thuận đến tham dự chương trình.

Tiếp nối những kết quả đó, hôm nay, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp tỉnh Ninh Thuận tổ chức trao quà cho 200 hộ gia đình ngư dân khó khăn tại tỉnh nhà, đồng thời thăm hỏi, động viên, tặng quà cho một số hộ ngư dân đặc biệt khó khăn.

“Chương trình cũng sẽ cùng tỉnh Ninh Thuận trao hàng chục suất học bổng cho các em học sinh là con em ngư dân đặc biệt khó khăn” – ông Bình nhấn mạnh và thông tin ngoài các hoạt động trên, báo Pháp Luật TP.HCM còn phối hợp với Phòng khám đa khoa Ngọc Minh tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.000 người dân ở hai xã Cà Ná và Phước Diễm, huyện Thuận Nam.

Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM nhìn nhận chương trình “Cùng ngư dân Thắp sáng đèn trên biển” không chỉ dừng lại ở việc tặng quà cho ngư dân, tặng học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần lan tỏa thông điệp nhân ái, sẻ chia, tuyên dương, nhân rộng những mô hình, những nhân tố tích cực biết làm giàu từ biển.

Cùng với đó là tôn vinh những hành động đẹp, khoa học trong bảo vệ biển, nuôi dưỡng tài nguyên biển; tạo ra các giá trị cạnh tranh bền vững cho ngành thủy, hải sản Việt trên trường quốc tế.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức chương trình, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: NHẬT DIỄM

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức chương trình, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: NHẬT DIỄM

Cũng theo ông Bình, chương trình còn dành tặng cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do báo làm chủ biên với nhiều kiến thức pháp lý trang bị cho bà con khi tham gia đánh bắt trên biển.

“Tiếp nối thành công của Tọa đàm pháp lý “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt” ở Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi đã trao đổi với tỉnh Phú Yên để có thể tổ chức một hội thảo tiếp theo xoay quanh các giải pháp tháo gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt trong thời gian tới” – Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM thông tin thêm.

Nỗ lực thực hiện các biện pháp gỡ thẻ vàng IUU

Phát biểu tại chương trình, ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận, cho biết chương trình “Cùng ngư dân tháp sáng đèn trên biển” diễn ra ở thời điểm tỉnh Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Lễ đón bằng UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Lễ hội nho-vang Ninh Thuận 2023…

Ông Hậu chia sẻ, Ninh Thuận là một trong 28 tỉnh, TP ven biển của cả nước, với bờ biển dài hơn 105 km, một trong 18 nơi có vùng nước trồi của thế giới và là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Cùng với điều kiện khí hậu đặc thù nắng ấm quanh năm, lợi thế về cảng biển nước sâu, nguồn tài nguyên gió và năng lượng mặt trời thuận lợi đã giúp Ninh Thuận thu hút đầu tư phát kinh tế biển và công nghiệp ven biển.

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển của Ninh Thuận đạt 18,6%/năm, tỉ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP năm 2022 lên đến 40,71%.

Trên địa bàn tỉnh có bốn huyện, TP ven biển, với gần 18.000 lao động ngư nghiệp có kinh nghiệm; toàn tỉnh hiện có 2.270 tàu cá thường xuyên khai thác hải sản trên các vùng biển.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tháo gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương, các cấp các ngành của tỉnh đã vào cuộc, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy, hải sản.

Cùng đó, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Thủ tướng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác thủy, hải sản lạm sát, quản lý chặt chẽ phương tiện tàu cá, ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khai thác thủy, hải sản…

Các đại biểu đến tham dự chương trình.

Các đại biểu đến tham dự chương trình.

Nhờ đó, nhận thức của ngư dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao, khai thác hải sản kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định về chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp.

“Những năm qua không có tàu cá tỉnh Ninh Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản… Điều này cũng góp phần cùng cả nước tham gia tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản Việt Nam” – ông Hậu nhấn mạnh và đánh giá, những phần quà của chương trình đã mang lại giá trị thực tiễn cho bà con ngư dân.

Chương trình còn tuyên dương, nhân rộng những mô hình, những nhân tố tích cực biết làm giàu từ biển, có những hành động đẹp để bảo vệ biển trong bối cảnh Chính phủ, các bộ ngành Trung ương cùng các địa phương, trong đó có Ninh Thuận và rất nhiều ngư dân đang nỗ lực thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ thẻ vàng IUU.

Điều này sẽ tạo ra nguồn cảm hứng, sự động viên đối với quyết tâm của bà con ngư dân Ninh Thuận để “Vươn khơi hiểu luật, bám biển bình an", bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.

Từ những phần quà có giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình, ông tin tưởng và mong bà con ngư dân khi tham gia đánh bắt hải sản trên biển cũng là chiến sĩ, mỗi con tàu ra khơi là "cột mốc chủ quyền" trên biển, góp phần cùng quân và dân cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định, kinh tế biển là xu thế tất yếu, đang mở ra cho Ninh Thuận nhiều thời cơ, vận hội mới; song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Nhâp dịp này, ông Phạm Văn Hậu đã thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng báo Pháp Luật TP.HCM nhân ngày 21-6. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Nhâp dịp này, ông Phạm Văn Hậu đã thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng báo Pháp Luật TP.HCM nhân ngày 21-6. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Vì vậy, ông mong báo Pháp luật TP.HCM tiếp tục đồng hành cùng tỉnh, duy trì, mở rộng và tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động chăm lo, hỗ trợ về mọi mặt cho bà con ngư dân nói riêng và nhân dân Ninh Thuận nói chung, thông qua Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” và các chương trình có ý nghĩa khác do quý Báo phát động và tổ chức thực hiện.

Ông cũng đề nghị các cấp ủy đảng, MTTQ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về biển, đảo.

Góp phần giới thiệu, quảng bá các ngành nghề khác của Ninh Thuận

Giao lưu tại chương trình, Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển, cho biết sau khi có những hoạt động hỗ trợ cho ngư dân tỉnh Ninh Thuận, chương trình sẽ tiếp tục với 25 tỉnh, thành còn lại (ngoài Ninh Thuận, trước đó chương trình đã đến với huyện Cần Giờ và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Trong đó, chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ ngư dân bằng nhiều hoạt động thiết thực.

Là tờ báo về thời sự- chính trị- pháp lý, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết báo Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục góp phần có những giải pháp tháo gỡ thẻ vàng IUU, thông qua các hoạt động tuyên truyền pháp luật, tặng quà cho ngư dân.

Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển, chia sẻ tại phần giao lưu của chương trình. Ảnh: NHẬT DIỄM
Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển, chia sẻ tại phần giao lưu của chương trình. Ảnh: NHẬT DIỄM

Song song đó, Báo cũng sẽ tổ chức các toạ đàm, hội thảo pháp lý với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các cấp ban ngành để cùng nhau soi rọi, rút ra bài học thực tiễn sau quá trình thực hiện, cùng nhau hành động nhằm sớm tháo gỡ thẻ vàng IUU.

Ông Nguyễn Đức Hiển cũng nhấn mạnh khi giảm cường độ khai thác thuỷ hải sản, một bộ phận lao động biển phải sắp xếp lại ngành nghề, việc làm.

Ninh Thuận là tỉnh có nhiều tiềm năng ở các ngành nghề khác như du lịch... Chính vì vậy, ông Nguyễn Đức Hiển tin rằng chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá các ngành nghề khác tại tỉnh nhà. Đồng thời, giúp người dân có định hướng chuyển đổi nghề phù hợp.

Mong Nhà nước quan tâm đến ngư dân nhiều hơn

Chia sẻ cảm xúc của mình khi tham gia trải nghiệm một số địa điểm tham quan tại Ninh Thuận, Hoa hậu Phương Khánh - Đại sứ của chương trình, cho biết cô cảm thấy rất may mắn khi được tham dự chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” mà báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức.

Hoa hậu Phương Khánh chia sẻ cảm xúc khi được tham gia trải nghiệm một số địa điểm tại Ninh Thuận.

Hoa hậu Phương Khánh chia sẻ cảm xúc khi được tham gia trải nghiệm một số địa điểm tại Ninh Thuận.

Hoa hậu Phương Khánh cho hay việc trở thành đại sứ của chương trình đã giúp cô góp một phần sức lực để cùng mang đến giá trị về tinh thần, sức khỏe cho ngư dân.

“Hôm nay, Phương Khánh đã được đến trải nghiệm vườn nho, tìm hiểu loại trái cây được coi là đặc sản của Ninh Thuận, được đi thăm Tháp Chàm và mặc trang phục của người Chăm. Đặc biệt, tôi được tìm hiểu những nét đặc sắc về văn hóa, thiên nhiên vô cùng đẹp của tỉnh Ninh Thuận” – cô nói và cho hay qua đó cô đã cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước.

“Riêng Ninh Thuận, người dân ở đây rất hiền hòa và mến khách. Tôi mong rằng tỉnh sẽ tiếp tục duy trì được các nét đẹp tự nhiên như thế” - hoa hậu chia sẻ.

Ngư dân Nguyễn Thoại chia sẻ về những khó khăn thường gặp trong quá trình đánh bắt, khai thác hải sản.

Ngư dân Nguyễn Thoại chia sẻ về những khó khăn thường gặp trong quá trình đánh bắt, khai thác hải sản.

Cũng tại buổi giao lưu, ngư dân Nguyễn Thoại (ngụ thôn Mỹ Tân 2, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải), đã chia sẻ về những khó khăn thường gặp trong quá trình đánh bắt, khai thác hải sản. Ông Thoại cho hay hầu hết bà con nơi đây đều đi biển và thường đi câu cá bằng ghe nhỏ, không đi xa được nên chỉ có thể đi gần bờ, vì thế cá câu được cũng ít.

Ông bày tỏ mong muốn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ vốn để bà con có thể sắm ghe to, đi đánh bắt xa bờ, từ đó giúp tăng thêm thu nhập. Hơn nữa, lúc gặp biển to sóng lớn, nếu có thuyền lớn ngư dân cũng hạn chế gặp sự cố hơn.

“Chúng tôi vươn khơi bám biển luôn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Không phải chuyến biển nào cũng câu được cá. Tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ để ngư dân chúng tôi đỡ vất vả, có thể yên tâm vươn khơi bám biển” - ông Thoại nói.

Ninh Thuận sẽ cơ cấu lại ngành nghề khai thác

Trước câu hỏi Ninh Thuận đã đặt ra kế hoạch phát triển khai thác hải sản gắn liền với việc gỡ thẻ vàng IUU ra sao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền, cho biết phát triển kinh tế biển là một trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh trong thời điểm hiện nay. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng, khai thác hải sản được xác định là lĩnh vực trọng tâm của phát triển kinh tế biển.

Ninh Thuận cũng tập trung khai thác hải sản, bảo vệ nguồn lợi biển, đúng mức, bảo tồn nguồn lợi thuỷ hải sản.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện tỉnh đang tập trung tuyên truyền cho ngư dân khai thác hướng đến tái tạo nguồn lợi thuỷ, hải sản. Trong đó, hướng đến cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ theo hướng tăng cường các tàu lớn để đánh bắt xa bờ, cơ cấu lại ngành nghề khai thác…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền.

Đồng thời phát huy, nhân rộng các đội thuyền đánh bắt với các địa phương khác gắn với để đảm bảo chủ quyền đánh bắt, để bà con đạt hiệu quả kinh tế cao hơn; huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp duy tu cảng cá để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động đánh bắt…

Ông Lê Huyền cho hay năm 2023, tỉnh Ninh Thuận tập trung tăng cường tuyên truyền cho bà con về trách nhiệm trong tháo gỡ thẻ vàng IUU, trách nhiệm của ngư dân trong tuân thủ pháp luật của Việt Nam và quốc tế khi hoạt động trên biển, hướng tới phát triển ngành thuỷ, hải sản bền vững và có trách nhiệm.

Thay mặt Ban Tổ chức, ông Nguyễn Đức Hiển đã tặng hoa cảm ơn các đại biểu tham dự giao lưu chương trình.

Thay mặt Ban Tổ chức, ông Nguyễn Đức Hiển đã tặng hoa cảm ơn các đại biểu tham dự giao lưu chương trình.

Ông Lê Huyền nói thêm, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” là một trong những hoạt động để tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con ngư dân. Cùng đó, tỉnh cũng sẽ tăng cường quản lý nhà nước thông qua việc hỗ trợ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc thuỷ sản, hỗ trợ cho bà con để ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động đánh bắt cho hiệu quả.

“Chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của các cơ quan nhà nước có liên quan trong xử lý các vi phạm hoạt động đánh bắt” – ông Lê Huyền nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, ông Đào Thường - một cán bộ sát sao với ngư dân chia sẻ, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đã tiếp thêm động lực để ngư dân bám biển, góp phần phát triển kinh tế địa phương với các hoạt động rất gần gũi.

Những sẻ chia từ chương trình sẽ giúp ngư dân hiểu, đồng hành với chính quyền trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU, quan trọng hơn là cùng chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trao 200 phần quà cho ngư dân cùng 40 suất học bổng cho con em ngư dân

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển" đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận trao tặng 200 bộ quà tặng (Mỗi phần quà gồm một bình ắc quy + đèn led + phao cứu hộ + túi thuốc với những loại thuốc cần thiết, cùng cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do báo Pháp luật TP.HCM chủ biên) cho các ngư dân địa phương.

Ngoài ra, chương trình đã trao tặng 40 suất học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó, vươn lên trong học tập.

Ban tổ chức tặng hoa cám ơn các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình.

Ban tổ chức tặng hoa cám ơn các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực và ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, trao tặng các suất học bổng cho các em học sinh.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực và ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, trao tặng các suất học bổng cho các em học sinh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM và ông Nguyễn Hoàng Thành, Giám đốc kinh doanh Công ty Pinaco, trao học bổng cho các em học sinh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM và ông Nguyễn Hoàng Thành, Giám đốc kinh doanh Công ty Pinaco, trao học bổng cho các em học sinh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, trao học bổng cho các em học sinh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, trao học bổng cho các em học sinh.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực trao tặng các suất học bổng cho con em các ngư dân vượt khó, học giỏi.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực trao tặng các suất học bổng cho con em các ngư dân vượt khó, học giỏi.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực và ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trao tặng các phần quà cho các ngư dân Ninh Thuận.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực và ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trao tặng các phần quà cho các ngư dân Ninh Thuận.

Niềm vui của các ngư dân khi nhận các phần quà ý nghĩa từ chương trình.

Niềm vui của các ngư dân khi nhận các phần quà ý nghĩa từ chương trình.

Niềm vui của những ngư dân khi được nhận quà từ chương trình.

Niềm vui của những ngư dân khi được nhận quà từ chương trình.

Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật cho bà con ngư dân khi đánh bắt, khai thác trên biển; góp phần thực hiện Kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành; phát triển ngành thủy sản Việt Nam ngày càng bền vững hơn.

Pháp Luật TP.HCM

Đồng thời, động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế, nâng cao đời sống của bà con ngư dân. Tuyên truyền cho ngư dân và cộng đồng về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, khơi dậy tình cảm, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nguồn sinh sôi từ biển cả.

xã hội

Chương trình có sự đồng hành của ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực (Chủ tịch danh dự của chương trình); đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam; Bộ NN&PTNT; Hội Nghề cá Việt Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Cục Kiểm ngư Việt Nam; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ các tỉnh/thành, Hội nghề cá các địa phương.

Đại sứ chương trình là Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh.

Dự kiến chương trình được tổ chức tại 28 tỉnh, thành có biển trên cả nước trong ba năm, từ nay đến 2025.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm