Cô Dung lý giải về đưa tiết dạy vào quy chế chi tiêu nội bộ

(PLO)- Theo bị cáo Dung, đối với giáo viên phải bằng tiết. 34 tuần thực dạy nhưng giáo viên phải làm việc 37 tuần; do đó để công bằng và đúng pháp luật thì trung tâm xây dựng tiết để tính công.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 13-6, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục xét xử bị cáo Lê Thị Dung (nguyên giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) và Nguyễn Thị Hương (nguyên kế toán) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

Phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dung và bị cáo Hương. Ảnh: ĐẮC LAM

Phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dung và bị cáo Hương. Ảnh: ĐẮC LAM

Hồ sơ vụ án thể hiện tuy đã được thanh toán những nội dung: Bí thư chi bộ; hỗ trợ học cao học và tập huấn, kiểm tra nhưng bà Dung vẫn tiếp tục quy đổi các nội dung này ra tiết dạy để thanh toán tiền thừa giờ (thanh toán lần 2). Số tiền thất thoát được xác định là hơn 44,7 đồng.

Đứng trước bục khai báo, bị cáo Dung trình bày lý do đưa tiết dạy vào quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên rằng: “Việc chúng tôi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ không ghi thẳng tiền bao nhiêu ngàn, bao nhiêu đồng trong việc nào đó trong quy chế chi tiêu nội bộ mà phải xây dựng bằng tiết (tiết dạy học), bởi vì đối với giáo viên phải bằng tiết. Tiết để làm gì?Trước hết tiết phải bù đủ cái chúng tôi làm. 34 tuần thực dạy nhưng chúng tôi phải làm việc 37 tuần. Vậy thì 51 tiết kia chúng tôi lấy ở đâu ra? Vì vậy tất cả mọi người, để công bằng bình đẳng, để đúng pháp luật chúng tôi xây dựng tiết để tính. Và tiết ở đây chúng tôi tính đó là đi làm việc hành chính thì theo 40 giờ/tuần chia cho 5 ngày, chúng tôi lấy 17 tiết chia cho 5 ngày để được 1 ngày là 3,4 tiết nhưng hội đồng vẫn bàn bạc thống nhất là 3 tiết. Như vậy, chúng tôi nghĩ không thể nói là phải cho tiền (hỗ trợ), nếu cho tiền là không công bằng. Nếu cho tiền việc đó anh đi làm nhưng việc khác lại thiếu đi, lấy gì để bù đây?”.

Bị cáo Dung trình bày tại phiên tòa phúc thẩm.

Trước đó, ngày 24-4, TAND huyện Hưng Nguyên xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dung năm năm tù, bị cáo Hương hai năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

HĐXX sơ thẩm cũng tuyên truy thu số tiền hơn 44,7 triệu đồng từ bị cáo Dung để trả lại cho Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên.

Sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, bị cáo Dung có đơn kháng cáo và đang kêu oan. VKSND tỉnh Nghệ An có kháng nghị theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì án sơ thẩm chưa xác định rõ được trách nhiệm đầy đủ của bị cáo đối với các khoản thiệt hại khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm