Đề xuất điều chỉnh toàn bộ quy hoạch metro ở TP.HCM

(PLO)- Toàn bộ tám tuyến metro ở TP.HCM theo quy hoạch hiện hành được đề xuất điều chỉnh hướng tuyến, độ dài và bổ sung một số tuyến mới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo cuối kỳ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (đang được lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng), Liên danh tư vấn gồm Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity (liên danh tư vấn) đề xuất mạng lưới đường sắt đô thị ở TP tăng từ 220 km lên thành 520 km.

Làm mới hệ thống đường st đô th

Theo báo cáo của đồ án, liên danh tư vấn cho rằng với gần 520 km đường sắt đô thị trong tương lai thì sẽ đạt tỉ lệ 30-40 km/triệu dân. “Chúng ta sẽ tổ chức 11 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 520 km và hướng đến mục tiêu 50%-60% chuyến đi của người dân được phục vụ bằng cách loại hình giao thông công cộng” - ThS - kỹ sư Phạm Thị Huệ Linh, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 - VIUP, đại diện liên danh tư vấn cho biết.

Theo quyết định hiện hành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 (QĐ 24/2010), điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Quyết định 568/2013) thì TP có các tuyến metro sau: Tuyến số 1, 2, 3a, 3b, 4, 4b, 5, 6 và tuyến xe điện mặt đất số 1, đường sắt một ray Monorail số 2, 3.

Với đồ án mới, liên danh tư vấn đề xuất có các tuyến metro số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và một tuyến đường sắt nhẹ LTR ven sông từ Bến xe Miền Tây hiện hữu đến Trung An (Củ Chi). Như vậy, hai tuyến monorail sẽ được bỏ ra khỏi quy hoạch và thay thế bằng tuyến metro.

Về depot, giữ tất cả bảy depot metro đã được quy hoạch 568/2013 bao gồm Suối Tiên (27,7 ha), Tham Lương (25 ha), Tân Kiên (26,5 ha), Hiệp Bình Phước (20 ha), Thạnh Xuân (27 ha), Nhà Bè (20 ha), Đa Phước (32 ha) với tổng diện tích khoảng 158,23 ha.

Liên danh tư vấn cũng kiến nghị bổ sung ba depot metro mới đều trên 20 ha/depot gồm depot Bình Triệu, depot Long Trường (Tam Đa) ở TP Thủ Đức, depot An Hạ (ở Bình Chánh).

P8_hinhbai.jpg

Điều chỉnh tuyến cũ, đề xuất tuyến mới

Theo đồ án mới, metro có sáu tuyến hướng tâm, xuyên tâm; hai tuyến vành đai và hai tuyến kết nối liên khu vực. Sáu tuyến hướng tâm, xuyên tâm gồm:

Tuyến metro số 1 giữ nguyên theo Quyết định 568, đoạn Suối Tiên - Bến Thành và lấy một phần đoạn tuyến của tuyến 3A từ Bến Thành đến ngã sáu Cộng Hòa, sau đó kéo dài về phía Tây đến ga Vĩnh Lộc tạo thành một tuyến xuyên tâm.

Tuyến metro số 2: Giữ một phần hướng tuyến theo Quyết định 568 kéo dài về phía đông đến Long Trường (dùng chung ray với tuyến Thủ Thiêm - Long Thành); phía bắc đi đến Quốc lộ 22 (đoạn ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) rồi rẽ phải đi theo hướng qua Bình Dương.

Tuyến metro số 3: Nối tuyến 3A và 3B theo Quyết định 568 tạo thành một tuyến xuyên tâm (một phần đoạn tuyến 3A từ ngã sáu Cộng Hòa đến Bến Thành được chuyển thành tuyến số 1 kéo dài).

Tuyến metro số 4: Giữ một phần hướng tuyến theo Quyết định 568 và có một số điều chỉnh: Kéo dài tuyến lên khu vực Hóc Môn; điều chỉnh hướng tuyến vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuyến metro số 5: Giữ nguyên theo Quyết định 568 và kéo dài về phía đông, đi theo lộ trình của tuyến xe buýt nhanh (BRT) Thủ Đức. Sau đó rẽ thành hai nhánh, nhánh trái đi Long Phước để vào Vinhomes Grand Park, nhánh phải theo lộ trình của BRT (xe buýt nhanh) Thủ Đức

Tuyến metro số 7 thay thế tuyến monorail số 2 theo Quyết định 568, hướng tuyến đi theo một phần của hướng tuyến monorail, đi lệch về phía nam đường Nguyễn Văn Linh. Sau đó đi vào Thủ Thiêm và tiếp tục với tuyến metro đã đề xuất trong quy hoạch chung TP Thủ Đức, kéo dài về Vinhomes Grand Park.

Hai tuyến metro vành đai gồm: Tuyến metro số 6 (vành đai trong): Giữ một phần tuyến số 6 (theo Quyết định 568 kéo dài vào sân bay Tân Sơn Nhất, đi theo hướng TP Thủ Đức và kết hợp với đường metro P3 (đã kiến nghị trong quy hoạch chung TP Thủ Đức), sau đó đi dọc theo kênh đôi và khép kín để tạo vành đai hoàn chỉnh.

Tuyến metro số 10 (vành đai ngoài): Dựa vào tuyến metro P2 (đã kiến nghị trong quy hoạch chung TP Thủ Đức) để kéo dài tạo thành vành đai.

Hai tuyến metro kết nối liên khu vực: Tuyến metro số 8 thay thế tuyến monorail số 3 (theo Quyết định 568) và phía nam kéo dài về ga Hòa Hưng, phía bắc kéo dài lên Hóc Môn. Tuyến metro số 9 (tuyến đề xuất mới) bắt đầu từ ga An Bình đến Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh).•

Kiến nghị bỏ năm trong sáu tuyến buýt nhanh BRT

Tuyến BRT số 1 được kiến nghị bỏ vì đã được thay thế bởi tuyến Tramway/LRT. Tuyến BRT số 2 được kiến nghị bỏ vì đã được thay thế bởi tuyếntuyến metro số 7. Tuyến BRT số 4 được kiến nghị bỏ vì đã được thay thế bởi tuyến tuyến metro số 6 và số 9.

Tuyến BRT số 5 được kiến nghị bỏ vì sát hành lang tuyến này đã có tuyến metro số 10. Tuyến BRT số 6 được kiến nghị bỏ vì đã được thay thế bởi tuyến tuyến metro 8.

Giữ nguyên tuyến BRT số 3 (theo Quyết định 568) dọc theo vành đai 2 từ Bến xe An Sương đến Bến xe Miền Tây Mới (19 km). Bổ sung tuyến BRT Củ Chi - Tham Lương, đi theo hướng tuyến của tuyến metro số 2 cũ từ Củ Chi dọc theo Quốc lộ 22 sau đó đi theo đường Dương Công Khí - Phan Văn Hớn - Trường Chinh (ga Tham Lương của metro số 2).

Bổ sung tuyến BRT Tân Kiên - cầu Phú Long (theo vòng cung Tây Bắc), lộ trình: Cầu Phú Long (điểm giao metro Bình Dương) - Lê Văn Khương - ga Hiệp Bình Chánh - đường vòng cung Tây Bắc - ga Tân Kiên (36,4 km)

Bổ sung tuyến BRT Cần Giờ - Phú Mỹ Hưng, đi theo lộ trình Nguyễn Hữu Thọ - cầu Bình Khánh (vành đai 3) - Rừng Sác - khu đô thị lấn biển Cần Giờ

“Đối với các hướng tuyến BRT nêu trên, nếu nhu cầu được dự báo vượt quá năng lực của tuyến BRT thì sẽ được kiến nghị thay thế bằng loại hình có năng lực cao hơn (đường sắt)” - đồ án mới nêu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm