1. Muối
Muối hiện diện trong hầu như tất cả món ăn, đặc biệt là đồ ăn chế biến sẵn. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng lượng canxi bị đào thải qua đường nước tiểu, tăng lượng canxi bị mất trong xương.
Người lớn không nên ăn quá 2.000 mg muối (tương đương 1 muỗng cà phê muối) mỗi ngày. Trẻ em chỉ nên ăn muối với số lượng bằng 1/3 hoặc 1/2 người lớn, tùy độ tuổi.
Cần lưu ý, trẻ em dưới 1 tuổi không cần phải nêm muối vào thức ăn.
2. Rượu
Các bác sĩ khuyến cáo rằng nam giới không nên uống quá 3 ly rượu, phụ nữ 2 ly rượu mỗi ngày, tương đương với 220 ml bia, 100 ml rượu vang, 30 ml rượu nặng.
Việc uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu và sử dụng canxi, vitamin D, các chất dinh dưỡng cho xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Điều này còn ảnh hưởng đến hình thành tế bào xương và hoócmon điều hòa chuyển hóa canxi.
Nghiện rượu nặng trong thời gian dài thường đi đôi với suy dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ.
3. Cà phê
Vài nghiên cứu cho thấy uống hơn 2-3 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Caffeine làm tăng thải canxi qua nước tiểu, giảm hấp thụ canxi.
Các nghiên cứu gần đây khuyên rằng nên điều hòa lượng caffeine uống hằng ngày bằng cách dùng thêm canxi (khoảng 800 mg mỗi ngày) để không gây hại cho xương.
4. Chế độ ăn quá nhiều protein
Thành phần xương chiếm khoảng 50% là protein, thiếu protein có thể gây ảnh hưởng đến việc duy trì khối lượng xương, chuyển hóa xương.
Tuy nhiên, vài nghiên cứu khuyến cáo rằng ăn quá nhiều và kéo dài các thực phẩm có tính acid như protein có thể dẫn đến loãng xương. Nếu chế độ ăn quá nhiều protein, thiếu thực phẩm có tính kiềm như rau quả, các chất khoáng tính kiềm như kali, canxi, magie có thể bị lấy đi khỏi xương.