Halloween xuất xứ từ phương Tây
"Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Eve", nghĩa là "Đêm vọng Lễ Các Thánh") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31-10 hằng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương.
Nhân vật chuột Minnie vừa dễ hóa trang lại vừa "cute hết biết" luôn là lựa chọn an toàn mà vẫn đảm bảo đậm chất Halloween. Ảnh: Kênh 14
... Ngày nay, những đứa trẻ sẽ hóa trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Trick or Treat" là câu nói để các em nhỏ hóa trang yêu tinh gõ cửa nhà mọi người trong vùng xin kẹo.
Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam.
Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối linh thiêng hay thánh thiêng. Nó bắt nguồn từ một thuật từ Scotland All Hallows' Eve (buổi tối vọng lễ chư thánh). Trong tiếng Scots, từ eve chính là even (buổi tối) trong tiếng Anh, từ này sau được viết ngắn gọn thành e'en hay een. Theo thời gian, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween.
Cầu kỳ hơn là hình tượng miêu nữ sexy với trang phục da bó sát và mặt nạ. Cách đây ít ngày, nữ ca sĩ Ciara đã hóa thân thành một Catwoman đầy quyến rũ trong bữa tiệc sinh nhật của mình. Ảnh: Kênh 14
Theo sử gia Nicholas Rogers thì nguồn gốc của lễ Halloween có từ rất xưa, liên quan đến tục thờ nữ thần Pomona thời cổ đại La Mã; Pomona là một vị thần cai quản cây cỏ, hoa quả. Ngoài ra người La Mã còn có lễ thờ người chết gọi là Parentalia. Tục lệ này tương tự như lễ samhain của người Celt cử hành vào cuối mùa trồng trọt như "kết thúc mùa hè".
Hình tượng công chúa Disney
Theo Từ điển Oxford về truyền thuyết dân gian Anh thì samhain là lễ hội thu hoạch của người Celt xứ Ailen thời tiền-Kitô giáo. Thư tịch thời Trung cổ cũng như văn hóa dân gian các xứ Ailen, Wales và Scotland đều cử hành lễ samhain như cuộc gặp gỡ giữa người trần gian và cõi siêu nhiên. Văn tịch cổ nhất về samhain là sách vở do tu sĩ Công giáo ghi chép vào thế kỷ thứ 10-11, tức khoảng 400 năm sau khi Kitô giáo trở nên phổ biến ở Ailen.
Nữ hoàng băng giá Elsa
... Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,...
Hóa trang ma quái, cầu kì
Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng và bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.
Biểu tượng bí ngô trong ngày Halloween
... Việc cải trang trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19, tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trang phục Halloween xuất hiện đầu tiên trong các cửa hàng trong những năm 1930 khi nghệ thuật hóa trang đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ.
Quả táo Pomona - Halloween
... Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon..." (Theo Bách khoa Toàn thư mở mở Wikipedia).
Halloween tại Việt Nam
Những năm gần đây tại Việt Nam Halloween đã du nhập và giới trẻ đón nhận chủ yếu tại hai thánh phố lớn Hà Nội và TP.HCM. 31-10 hằng năm trở thành ngày hội hóa trang và vui đùa của giới trẻ.
Tôm và Tép, cặp sinh đôi nhà Hồng Nhung hóa thành siêu nhân và bọ cánh cam
Tâm Tít gắn ria mép giả cho con trai.
Tê Giác, con trai ca sĩ Hoàng Bách, ấn tượng với tạo hình nhân vật Jocker. Ảnh Ngôi sao
Tối nay các bạn trẻ có thể xem hóa trang tại TP.HCM: Công viên Đầm Sen, Hotel Continental Saigon (quận 1), 'The Uninvited' (quận 3)... và tại Hà Nội: Sân vận động Eden Garden - 264 Âu Cơ, Tây Hồ; Trường ĐH Nguyễn Trãi, 36A, Phạm Văn Đồng...
Những hình tượng hóa trang được các sao Việt yêu thích:
Hương Tràm hóa thành con ma đáng sợ
Ma cà rồng Trấn Thành
Chí Thiện vốn rất sợ ma nhưng phải hóa trang để "tháp tùng" cô bé Bảo An đi dự tiệc Halloween ở trường.
MC Nguyên Khang cũng hóa trang thành ma cà rồng
Ca sĩ Tim biến thành người sói
Thu Minh chia sẻ ảnh hóa trang cũ để hưởng ứng lễ hội Halloween.
Nữ hoàng băng giá Elsa