Long An phản hồi về việc người lao động di chuyển giữa TP.HCM và 4 tỉnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

UBND tỉnh Long An vừa có văn bản trả lời UBND TP.HCM về việc điều kiện thuận lợi cho người lao động (NLĐ) di chuyển khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.

Đề nghị bỏ giấy nhận diện theo mẫu

Theo đó, UBND tỉnh Long An cho biết cơ bản thống nhất theo phương án tổ chức cho NLĐ di chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh. Tuy nhiên, tỉnh có một số góp ý, đề nghị UBND TP.HCM cân nhắc, điều chỉnh

Cụ thể, theo văn bản 3252 của TP.HCM, đối với các đơn vị (có trụ sở đóng trên địa bàn các tỉnh) cần xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia và đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động gửi đến Sở GTVT các tỉnh để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh (văn bản, nhận diện theo mẫu).

Về vấn đề này, tỉnh Long An đề nghị bỏ giấy nhận diện theo mẫu, chỉ cần nhận diện bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp (DN) do các Sở GTVT trong khu vực cấp (bốn tỉnh và TP.HCM).

Theo tỉnh Long An, việc này sẽ tạo điều kiện cho các DN, rút ngắn thời gian cấp giấy do số lượng phương tiện của từng DN lớn. Thời gian chấp thuận bằng văn bản chung cho DN sẽ được rút ngắn so với việc cấp giấy nhận diện cho từng phương tiện.

UBND tỉnh Long An thống nhất với phương án tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TP.HCM và bốn tỉnh liền kề. Ảnh: ĐT.

Người lao động ở Long An được đi làm bằng xe cá nhân

Ngày 4-10, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch số 3222 về việc phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh. Trong văn bản này quy định rõ về quy mô sử dụng lao động, điều kiện được lao động, hình thức lưu trú và di chuyển.
Cụ thể, DN được hoạt động với số lượng lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. DN tự quyết định việc bố trí nơi lưu trú cho NLĐ ở tập trung trong DN (phương án “4 tại chỗ”, “3 tại chỗ” và y tế tại chỗ) hoặc về nơi cư trú bên ngoài (nhà trọ, nhà riêng... ) hoặc kết hợp cả hai hình thức.
Điều kiện NLĐ phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19 và thời gian tiêm ít nhất 14 ngày sau tiêm (trừ trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế). 
Khi di chuyển trong tỉnh, NLĐ được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19 và thời gian tiêm ít nhất đủ 14 ngày sau tiêm.

Long An phản hồi về việc người lao động di chuyển giữa TP.HCM và 4 tỉnh ảnh 2
Người dân tỉnh Long An cũng được sử dụng xe cá nhân di chuyển nếu đủ điều kiện. Ảnh: ĐT.

Trường hợp di chuyển liên tỉnh: Đối với chuyên gia, người quản lý DN được phép di chuyển hàng ngày từ Long An về các tỉnh, TP khác theo sự thống nhất giữa tỉnh Long An với các tỉnh, TP. Trường hợp này được di chuyển với điều kiện phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, đủ 14 ngày sau tiêm và phải di chuyển bằng ô tô riêng hoặc đi chung xe đưa rước NLĐ của DN.
Đối với công nhân, NLĐ khác được phép di chuyển hàng ngày bằng phương tiện cá nhân từ Long An về các tỉnh TP khác theo sự thống nhất giữa tỉnh Long An với các tỉnh TP khác nếu đáp ứng điều kiện Thẻ xanh COVID.
Thẻ xanh COVID đáp ứng 1 trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ 2 mũi vaccine đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và đủ 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ 2; đã tiêm 1 mũi vaccine đối với loại vaccine tiêm 1 mũi và đủ 14 ngày sau khi tiêm;
F0 được điều trị tại cơ sở y tế đã khỏi bệnh và đã được cơ sở y tế cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận hoàn thành điều trị (không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy); F0 điều trị tại nhà, tại DN đã khỏi bệnh và đã được Trung tâm Y tế cấp giấy chứng nhận hoàn thành điều trị theo đề nghị của Trạm y tế xã không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy.
NLĐ cũng được phép di chuyển hàng ngày bằng phương tiện chung (xe đưa rước) từ Long An về các tỉnh, TP (theo sự thống nhất giữa Long An với các tỉnh TP khác) nếu đã tiêm 1 mũi vaccine đối với loại vaccine phải tiêm 2 mũi và đủ 14 ngày sau khi tiêm.
Việc tổ chức đưa rước phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm