Đón dòng vốn mới từ 'đại bàng' lẫn 'chim én'

(PLO)- Những loại hình bất động sản công nghiệp sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới, những địa phương sẽ nổi bật lên trên “radar” của nhà đầu tư.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các chuyên gia góp ý cần tháo gỡ để khơi thông dòng vốn, cơ chế chính sách và hành lang pháp lý mới cần được ban hành để khuyến khích cả “đại bàng” và “chim én” cùng bay tới Việt Nam làm tổ tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF) lần thứ 3 năm 2023 do Báo Đầu tư tổ chức ngày 24-8.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết bộ đã và đang phối hợp với các địa phương, các tổ chức liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó có việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030 đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể như nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ…) trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030. Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới.

Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

“Để đạt được những mục tiêu nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện là xây dựng thể chế, chính sách cho khu công nghiệp và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác”- Thứ trưởng nói.

Nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được dự đoán sẽ ngày càng tăng.

Nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được dự đoán sẽ ngày càng tăng.

Để giữ động lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, theo ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, thứ nhất, Việt Nam đang là quốc gia cởi mở nhất khu vực Đông Nam Á nhờ vào các FTA. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế (CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA...) tiếp tục mang lại lợi ích thương mại đáng kể và gia tăng quy mô thị trường cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, đó là giá thuê đất ở Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong ASEAN. Thứ ba, xu hướng Trung Quốc +1 trở thành kênh quan trọng đối với Việt Nam, góp phần thu hút khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất chuyển ra nước ngoài.

Cuối cùng, đó là việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thì tự động những thứ còn lại sẽ đi theo. Đầu tư công vào đổi mới cơ sở hạ tầng quốc gia chiếm 52% kế hoạch chi tiêu công 2021 - 2025 và khi đó, khu vực công nghiệp sẽ là một trong những ngành hưởng lợi lớn nhất.

Các chuyên gia góp ý Việt Nam cần cung cấp dịch vụ ổn định cho các nhà đầu tư như năng lượng, và tăng chất lượng nguồn nhân lực.

Các chuyên gia góp ý Việt Nam cần cung cấp dịch vụ ổn định cho các nhà đầu tư như năng lượng, và tăng chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Bruno Jaspaert cho rằng, nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được dự đoán sẽ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo do áp dụng thuế carbon.

“Theo dự đoán cá nhân, trong khoảng 7 - 10 năm nữa, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng không ngừng trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Tôi cũng tin rằng, các khu công nghiệp sinh thái sẽ ngày càng mở rộng” - ông Bruno nói.

Từ góc độ là nhà phát triển bất động sản công nghiệp, ông Paul Wee, Giám đốc tài chính, Công ty BW Industrial cho biết ba yếu tố Việt Nam cần cải thiện để thu hút dòng vốn đầu tư mới. Thứ nhất, Việt Nam cần có thêm các tuyến đường cao tốc, các nhà đầu tư không chỉ muốn thấy các tuyến đường đang được xây dựng, mà còn muốn thấy sự đảm bảo cam kết về thời gian hoàn thành đúng hạn.

Thứ hai là cần sự đảm bảo về việc cung cấp năng lượng. Nhà đầu tư sẽ không chấp nhận việc được thông báo cắt điện trước 3 ngày và nhà máy của họ bị cắt điện 24 giờ. Theo đó, cần cung cấp dịch vụ ổn định cho các nhà đầu tư.

Điểm thứ ba, các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam đầu tư thì sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư khác, họ cần nguồn nhân lực có trình độ tại địa phương để khai thác chứ. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh về giáo dục và đào tạo để tăng chất lượng nguồn nhân lực.

Đến nay, trên cả nước đã hình thành hệ thống hơn 400 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 128.000 ha, tổng diện tích đất công nghiệp đạt trên 86.000 ha.

Đón dòng vốn mới từ 'đại bàng' lẫn 'chim én' ảnh 3

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm